Nám da là biểu hiện của tình trạng tăng hắc sắc tố melanin trong cơ thể, gây ra những đốm nâu, sạm trên da. Mặc dù không làm hại đến sức khỏe nhưng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tinh thần của nhiều chị em, khiến họ có cảm giác không tự tin khi đối diện với người khác.
Theo một vài nghiên cứu cho thấy, 9 trên 10 phụ nữ xuất hiện nám da thường nằm trong độ tuổi từ 25 đến 50. Ở độ tuổi này, nội tiết tố và ánh nắng mặt trời chi phối khá nhiều tình trạng da của bạn.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: tress, bệnh lý về tuyến giáp, sử dụng thuốc tránh thai hay trong quá trình mang thai cũng có thể tác động, gây mất cân bằng hormone và làm tăng các hắc sắc tố gây nám da.
Ngoại trừ yếu tố di truyền (rất khó điều trị), thì nám da do những tác động kể trên có thể can thiệp bằng nhiều cách như luôn giữ tâm lý thoải mái, chăm sóc da, đi bắn tia laser, bổ sung collagen hay đắp mặt nạ dưỡng da trị nám…
Tuy nhiên, những cách kể trên đòi hỏi bạn phải thực hiện trong một thời gian dài và đôi khi chỉ giảm bớt chứ không hề trị dứt điểm hoàn toàn.
Trong các bài viết trước,đã giới thiệu cho chị em nhiều phương pháp trị nám da khác nhau như trị nám với dưa hấu, dứa, mật ong, chanh… Hôm nay, chúng tôi giới thiệu đến chị em một phương pháp khác đó là trị nám với rau ngót và gừng tươi. Biết đâu, trong rất nhiều phương pháp, chị em có thể tìm được cho mình một phương pháp làm đẹp hiệu quả trong hành trình ‘đánh bay’ vết nám trên da.
Với hàm lượng vitamin C phong phú, khi thấm sâu vào da có thể giúp chữa lành vết thương, tăng sức đề kháng đồng thời giúp tái tạo quá trình hình thành collagen tự nhiên dưới da, giúp da trở nên trắng sáng, mịn màng hơn.
Bên cạnh đó, gừng được ví như ‘thần dược’ trong việc điều trị nám da. Trong gừng chứa tới 12 hoạt chất chống oxy hóa, mạnh hơn cả vitamin E cùng nhiều tinh dầu, khoáng chất và vitamin có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và trẻ hóa làn da.
Để điều trị nám da bằng rau ngót và gừng. Bạn cần chuẩn bị:
- 1 bó rau ngót
- 1 củ gừng tươi
Cách làm:
Bước 1: Rau ngót tuốt lấy lá, rửa sạch với nước muối loãng.
Bước 2: Gừng gọt vỏ, rửa sạch.
Bước 3: Lấy một ít lá rau ngót cộng với vài lát gừng tươi cho vào cối và giã nhuyễn.
Bước 4: Vắt lấy nước cốt, bỏ bã.
Cách dùng:
Sau khi rửa mặt thật sạch bằng nước ấm, bạn lấy hỗn hợp nước cốt rau ngót và gừng bôi lên vùng da bị nám hoặc toàn bộ vùng da mặt. Trong quá trình bôi, hãy massage quanh khu vực bị nám da thật nhẹ nhàng. Sau đó nằm thư giãn khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước lạnh.
Áp dụng phương pháp này 2-3 lần/tuần vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Sau một thời gian bạn sẽ thấy những vết nám có dấu hiệu mờ đi, da cũng trở nên trắng sáng hơn.
Bên cạnh đó, lượng rau ngót còn lại bạn cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn, lấy nước cốt và uống thường xuyên. Nước ép rau ngót chứa nhiều vitamin A và C có thể thúc đẩy quá trình tái tạo collagen trong cơ thể, giúp da luôn khỏe mạnh từ sâu bên trong, hỗ trợ quá trình xóa mờ vết nám, tàn nhang diễn ra nhanh hơn.
Nước ép này rất khó uống vì mùi hăng. Do đó, sau khi uống nước ép rau ngót xong, bạn có thể ngậm 1 viên kẹo gừng để giảm độ hăng của rau. Nhớ là không cho đường vào nhé! Vì có thể gây phản tác dụng trong quá trình điều trị nám.
Một vài lưu ý khi muốn có làn da khỏe mạnh, sạch nám:
- Nhớ uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho da.
- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên bổ sung collagen cho da thông qua thực phẩm như: cà chua, cá hồi, dâu tây, việt quất, các chế phẩm từ đậu nành, cam quýt…
- Tránh ăn quá mặn hoặc nhiều đường.
- Nhớ sử dụng kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ da.
- Khi ra ngoài nhớ che chắn kỹ lưỡng.
- Đặc biệt, những ai đang trong quá trình mang thai hay mới sinh khoảng 3-6 tháng thì không nên uống nước ép rau ngót.
Phát triển bởi Thiết kế web
SWAN VIỆT NAM !!! Blog kiến thức làm đẹp, mẹo hay chăm sóc da, trị nam, trị thâm, trị mụn thẩm mỹ với nhiều nội dung chia sẻ tích cực về chăn sóc sức khỏe...
- Sitemap
- Disclaimer
- Privacy