Phát triển bởi Thiết kế web

Cách kiểm tra website chuẩn SEO hiệu quả nhất

Rất nhiều người khi bắt đầu làm SEO lại không biết làm sao để biết được website của mình đã chuẩn SEO hay chưa. Qua bài viết này, ad sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra website chuẩn SEO hiệu quả nhất.



Là một người chủ website hoặc mới tìm hiểu về SEO, nếu không rành về kỹ thuật, liệu bạn có thể biết và đánh giá được website đó có chuẩn SEO hay chưa? Với nhũng phương pháp sau đây, bạn hoàn toàn có thể. Hãy bắt đầu kiểm website có đáp ứng được những yếu tố sau:

1. Website cho phép Google và các công cụ tìm kiếm Index

Đầu tiên trong cách kiểm tra website chuẩn SEO là xem trang web có cho phép Google và các công cụ tìm kiếm Index hay chưa. Website chuẩn SEO là website được cấu hình cho phép các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc hay Yahoo,…viếng thăm và thu thập dữ liệu trên website đó.

Trong quá trình tạo website, người thiết kế sẽ tạm thời tắt cấu hình này, để tránh trường hợp khi dữ liệu và thông tin trên website chưa được hoàn thiện, mà đã được Google thu thập. Vì thế, nhiều trường hợp khi bàn giao cho khách hàng, người thiết kế lại quên mở cấu hình này. Nên website hoạt động được một thời gian, nhưng khi tìm kiếm trên Google lại không có thông tin.

Để kiểm tra website đã cấu hình cho Google index chưa, bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Vào trang Google

Bước 2: Nhập vào ô tìm kiếm từ khoá sau: “site:tên miền” website của bạn.

Ví dụ: site:webdoctor.vn
Nếu kết quả hiện ra là danh sách các bài viết, dịch vụ, sản phẩm, nghĩa là website đã được Index. Tuy nhiên, nếu không ra kết quả, bạn cần báo với bên thiết kế website được hỗ trợ cấu hình lại.


Đây là một website chưa được Index

2. URL phải tối ưu

Mở website của bạn lên và vào 1 trang dịch vụ hay sản phẩm nào đó. Kiểm tra các đường dẫn (URL) của trang web đó có tối ưu không?


Đây là nơi bạn xem đường dẫn URL của trang web

Đường dẫn tối ưu là đường dẫn mà khi nhìn vào, bạn có thể dễ dàng biết được URL đó nói về cái gì. Ví dụ, đường dẫn URL đã tối ưu sẽ có định dạng như sau:


URL đã tối ưu nhìn vào bạn sẽ hiểu được nó đang nói về cái gì

Nhưng một kiểu URL chưa tối ưu sẽ như thế này


Che đi tiêu đề và mô tả, bạn sẽ không hiểu được URL đang nói về cái gì

URL tối ưu là một trong những điều kiện bắt buộc đối với website chuẩn SEO.

3. Có nơi để nhập Title và Description

Cách kiểm tra website chuẩn SEO thứ 3 là xem trang web của bạn có nơi để nhập Title và Description hay chưa. Title và Description tag là nơi hiển thị tiêu đề và mô tả của nội dung trên kết quả tìm kiếm của Google. Nghĩa là người search sẽ thấy những thông tin này để quyết định có click vào xem website không.


Thẻ Title và Description của từng trang trên website cần được biên tập, tối ưu.


Đây là một trang web chưa được tối ưu về Title và Description


Còn đây là thẻ trên sau khi đã tối ưu lại

Như bạn thấy, sau khi được biên tập, nội dung của 2 thẻ đã mô tả chi tiết hơn và hay hơn.

Bạn hãy hỏi người thiết kế nơi nào trong website nhập những thông tin này, để chủ động điền các Title và Description hấp dẫn, thu hút nhằm tăng lượng truy cập vào website.

Nếu chưa có, bạn phải yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa để đảm bảo website chuẩn SEO.

4. Thân thiện với các thiết bị di động

Hiện nay ngoài các yếu tố cấu hình website để Google ghé thăm và thu thập dữ liệu một cách dễ dàng thì một bước cao hơn của website chuẩn SEO đó là dễ sử dụng, mang lại trải nghiệm tốt cho người xem.

Những website xem khó khăn trên điện thoại, khiến người dùng thấy không thoải mái, thì không có lý do gì Google phải đánh giá cao nó.


Thân thiện với các thiết bị di động


Để kiểm tra website của bạn có thân thiện không, bạn vào đường link sau: https://search.google.com/search-console/mobile-friendly
website vào ô và tiến hành kiểm tra

Và đó là 4 cách kiểm tra website chuẩn SEO mà ad cung cấp cho bạn.

Tối ưu hóa website bán hàng với những thủ thuật hiệu quả

Tối ưu hóa website là nhiệm vụ bất kỳ nhà kinh doanh online nào cũng phải làm. Nhưng liệu bạn có thực sự biết mình phải làm gì để khắc phục những điểm yếu trên trang web bán hàng của mình chưa?

SEO, dịch vụ quảng cáo Google AdWords, … là những điều mà các doanh nghiệp quan tâm và sẵn sàng đầu tư rất nhiều tiền cho nó nhưng lại quên chăm sóc cho website của mình. Việc tối ưu hóa website hiểu một cách đơn giản là sự thay đổi được tạo ra trên giao diện web, cấu trúc website sao cho nó thật hoàn hảo và thân thiện với người dùng.

Một trang web chuyên nghiệp phải cung cấp cho khách hàng đầy đủ những thông tin về người bán, các chương trình khuyến mãi, các chính sách mua hàng, giá cả rõ ràng, chứng thực về nguồn gốc sản phẩm, … Bên cạnh những thông tin đó, một trang web cũng cần dễ dàng sử dụng với ít thao tác và nhanh chóng trong việc tìm kiếm.

Đó là trên phương diện lý thuyết, vậy nên nhiều người sẽ thắc mắc tối ưu hóa website như thế nào mới đúng?

Trước hết, chúng ta sẽ đóng vai trò là một khách hàng sử dụng web của mình, hoặc bạn cũng có thể thực hiện một cuộc khảo sát để hiểu thêm về insight của khách hàng. Nhờ đó chúng ta sẽ có nhiều câu trả lời bổ ích cho những ý tưởng thiết kế web như tốc độ web nhanh hay chậm, phương thức thanh toán online của bạn có đáng tin cậy hay khả năng xử lý các đơn hàng của web bạn có ổn định không, … Và nếu bạn nhận được nhiều câu trả lời là “Không” thì đấy là lúc mà bạn cần phải cân nhắc về website của mình.

Tối ưu giao diện của sản phẩm trên website

Sản phẩm là cái mà mọi người quan tâm khi họ mua hàng trên website của bạn. Rõ ràng bạn sẽ thích một gian hàng đa dạng với nhiều loại hình sản phẩm hơn là một cửa hàng lèo tèo với vài ba sự lựa chọn nhàm chán. Cái này là sự kích thích ánh nhìn từ khách hàng.

Một website khi người ta truy cập vào mục sản phẩm, họ muốn gì? Chắc chắn là không ai muốn chỉ có vài ba tấm hình thô sơ và thiếu thông tin xác thực. Sản phẩm của bạn cần được phân loại một cách logic và dễ tìm.

Ví dụ bạn mở một trang web bán mỹ phẩm. Ở đó bạn bán rất nhiều mặt hàng từ makeup đến skincare, trong đó sẽ có những sản phẩm makeup cho mắt, môi, mặt và những sản phẩm skincare dạng lỏng như toner, lotion hoặc dạng đặc như kem. Vậy nên bạn cần phải phân loại chúng sao cho phù hợp nhất theo một danh sách khoa học.

Cụ thể hơn, sản phẩm makeup mắt sẽ có kẻ chân mày, mascara, phấn mắt, eyeliner, …; sản phẩm skincare cho da sẽ có nước tẩy trang, tonner, serum, kem dưỡng ẩm, … Như vậy người dùng sẽ nhanh chóng tìm kiếm được sản phẩm mà họ mong muốn. Không những vậy, họ còn có thể nhiều sự lựa chọn khác đối với các sản phẩm cùng loại.

Tối ưu hóa phần mô tả sản phẩm

Sau khi phân loại chúng một cách logic, bạn sẽ chú ý đến hình ảnh sản phẩm trên website. Hình ảnh minh họa sản phẩm của bạn cần phải thực tế, sắc nét và cuốn hút. Nên lựa chọn nhiều góc chụp cho một sản phẩm để khách hàng có cái nhìn bao quát hơn với sản phẩm.


Tiếp đó những thông tin dành cho sản phẩm là điều không thể thiếu. Không ai đến chỉ nhìn hình rồi mua cả. Họ cần biết sản phẩm đó có xuất xứ từ đâu, thành phần là gì, công dụng ra sao, review như thế nào, … tất tần tật các thông tin cần thiết trước khi đưa ra quyết định mua. Nếu hình ảnh của bạn cuốn hút, thông tin sản phẩm đầy đủ thì việc quyết định mua hàng của người dùng sẽ được đẩy nhanh hơn rất nhiều.

Ví dụ cụ thể cho điều này chúng ta thử phần tích nhu cầu khi một khách hàng muốn mua nước tẩy trang tại một website bán mỹ phẩm. Thông tin mô tả cho chai nước tẩy trang, chẳng hạn như nước tẩy trang Biore, sẽ cần có:

Xuất xứ: hàng nội địa Nhật

Nhập khẩu bởi công ty ABC XYZ.

Thành phần bao gồm: Water (Aqua), Dipropylene Glycol, PEG-12 Laurate, Butylene Glycol, PEG/PPG/Polybutylene Glycol-8/5/3 Glycerin, PEG-8, PEG-6 Caprylic/Capric Glycerides, Sodium Citrate, Sodium Methyl Stearoyl Taurate, …

Công dụng: tẩy sạch lớp trang điểm, se khít lỗ chân lông, trắng da, …

Điểm nổi bật: không chứa cồn, không gây kích ứng da, không cần rửa lại bằng sửa mặt, …

Hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn bảo quản

Hạn sử dụng

Và một số thông tin khác nếu bạn có như các beauty blogger nói gì về sản phẩm, độ rating của sản phẩm tại các trang thương mại điện tử, …

Tối ưu hóa thông tin liên hệ

Đây được xem là điều cực quan trọng, vì bạn đang cố gắng rao bán sản phẩm của mình bằng ngôn từ, hình ảnh mà lại quên không tối ưu các bước liên hệ đặt hàng hay tư vấn thì coi như công cốc. Phần thông tin này cần có số điện thoại cửa hàng, tốt hơn bạn nên có từ 2 số điện thoại liên lạc để khách hàng có thể dễ dàng liên hệ. Tiếp theo là địa chỉ cửa hàng, số hotline, email, fanpage, …

Tối ưu hóa các bước đặt hàng

Có nhiều trang web đòi hỏi người dùng phải trải qua quá nhiều bước trung gian như đăng nhập, điền thông tin, xác nhận email, xác nhận số điện thoại và hàng tá các công đoạn chỉ để mua hàng. Điều này sẽ gây ra bất cập cho họ. Họ có thể cảm thấy phiền phức hay thậm chí tức giận khi bị tra hỏi quá nhiều thông tin và thực hiện quá nhiều bước để mua hàng.

Bên cạnh đó, họ cũng cảm thấy bạn đang muốn ăn cắp thông tin cá nhân của bạn khi cố gắng tra hỏi quá nhiều. Vậy nên hãy rút ngắn nhất có thể quy trình để một đơn hàng được hoàn tất. Cơ bản nhất có thể là bỏ hàng vào giỏ – tiến hành thanh toán – nhập thông tin cá nhân – xác nhận đơn hàng. Sau đó phía doanh nghiệp sẽ xử lý đơn hàng và gọi lại cho khách hàng để báo cáo về tình trạng hàng của họ.

Chính sách bán hàng minh bạch

Có phải ngay cả việc đi chợ bạn cũng nghe người bán người mua thương lượng với nhau về việc mua 10 ký cam thì giá sẽ khác so với việc mua 1 ký cam không? Điều này cũng là tất yếu trong kinh doanh. Chính sách là cái kích thích người mua mua nhiều hơn khi họ thấy mình có lợi từ thương vụ này.

Một chính sách tối ưu phải được hiển thị ở trang chủ và được đánh bật để thu hút khách hàng. Khách hàng khi mua hàng ở bạn sẽ được gì? Có thể là freeship nội thành cho hóa đơn từ 200 nghìn, miễn phí đổi trả khi phát hiện lỗi sản phẩm, bồi thường 10 triệu đồng nếu phát hiện hàng nhái, … Những thông tin này không chỉ mang lại sự minh bạch mà còn tạo được sự uy tín cho khách hàng.

Tối ưu hóa khung chat trực tuyến

Khách hàng thường hay có thói quen nhắn tin hỏi về sản phẩm để được tư vấn kỹ càng từ nhân viên trước khi mua. Vậy nên việc khung chat được tối ưu, nhanh chóng trả lời cho họ sẽ là một điểm cộng cho website của bạn.

Tối ưu hóa phần feedback của khách hàng

Theo nghiên cứu của Oneupweb thì tính năng feedback sản phẩm có thể cải thiện doanh số bán hàng của bạn lên đến 18%. Tại đây khách hàng sẽ được trải nghiệm những nhận xét chân thực nhất từ những người đã từng sử dụng qua sản phẩm của cửa hàng. Bạn nên đánh dấu những bình luận tích cực từ khách hàng để nổi bật nó cho những khách hàng mới thấy tin tưởng bạn hơn.

Ví dụ bạn bước vào một website mua hàng mà bạn đọc được những dòng bình luận tích cực từ những vị khách đã từng mua hàng ở đó thì sẽ như thế nào? Họ review về thái độ phục vụ của nhân viên, tốc độ xử lý đơn hàng của cửa hàng, chất lượng sản phẩm, … liệu bạn có thấy tin tưởng và cuốn hút?

Đó là một số kinh nghiệm mà các nhà kinh doanh online nên tập trung để khai thác và tối ưu hóa website của mình sao cho thân thiện với người dùng nhất có thể. Quy tắc để một web trở nên tối ưu là nó phải dễ dàng sử dụng nhất có thể với bất kỳ khách hàng nào.

Hiện nay Marketing online được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến và được xem như là hình thức tiếp thị vô cùng hiệu quả. Vậy thì Marketing online là gì? Bạn đã thực sự hiểu hết về vai trò của Marketing online.

Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu Marketing online là gì nhé? Nhắc đến Marketing online là nói đến hình thức tiếp thị trực tuyến bằng cách sử dụng các phương tiện điện tử, các công nghệ mạng máy tính nhằm mục đích nghiên cứu thị trường.

Từ đó có thể đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm thông qua những quảng bá trên các phương tiện internet. Từ đó mà đưa hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng một cách nhanh chóng, dễ dàng nhất.

Ngoài biết được Marketing online là gì? Hãy cùng tìm hiểu xem Marketing online bao gồm những công việc như là gì nhé?

Với mục đích thu hút sự quan tâm của những người dùng internet đến với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp các hoạt động của Marketing online bao gồm như Thiết kế web, quảng cáo trực tuyến trên các mạng xã hội hay hay phát triển các chiến lược SEO hiệu quả,.. tất cả sẽ giúp cho marketing online thực hiện được mục tiêu của mình.

Các lĩnh vực hoạt động của Marketing online là gì?

Social Media Marketing

Đầu tiên phải kể đến một trong những lĩnh vực hoạt động của Marketing online như Social Media Marketing. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,.. những người làm tiếp thị sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận khách hàng. với những quảng cáo, viral thương hiệu bằng những hình thức khác nhau như: Hình ảnh, video,.. các bài đăng với nội dung hấp dẫn sẽ thu hút được sự tương tác lớn của người sử dụng.


SEO WEB

Khi hỏi đến các hình thức hiệu quả của Marketing online là gì thì SEO web là hoạt động không thể bỏ qua.

SEO WEB sử dụng các thông tin có được từ việc nghiên cứu thị trường,phân tich từ khóa để đưa vào nội dung, tạo nên những thông tin bổ ích giúp các nhà tiếp thị có thể tiếp cận với người dùng thông qua những công cụ tìm kiếm trên Google. Bên cạnh đó, nhờ vào việc có được niềm tin của khách hàng thông qua những thông tin hữu ích từ hình thức SEO WEB mà các doanh nghiệp có thê tận dụng nó một cách khéo léo, điều hướng người tiêu dùng quan tâm đến những hàng hóa và dịch vụ mà website công ty đang cung cấp.

Google Adwords

Các hình thức hoạt động của Marketing online là gì nếu không phải là Google Adwords. Một hình thức đem lại nhiều hiệu quả cho các nhà tiếp thị. Đối với hình thức này mặc dù khi quảng cáo phải trả phí nhưng sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với người tiêu dùng. Các website thông qua sự chọn lọc từ khóa để SEO sẽ đặt những quảng cáo của mình trên Google Adwords.

Email Marketing

Nhắc đến các hình thức của Marketing Online là gì thì cũng phải nhắc đến Email Marketing. Một trong những cách tiếp thị hướng đến các đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp và mang lại kết quả chốt Sale cao nhất. để có được kết quả chốt Sale cao nhất, các doanh nghiệp cần thiết kế những email template ấn tượng, hay phải cắt code HTML hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc nắm bắt thông tin nghiên cứu về nhu cầu khách hàng là rất quan trọng để các doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức Email marketing quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của mình đến địa chỉ email của khách hàng và kêu gọi họ đầu tư.

Qua đây chúng ta đã biết được Marketing online là gì cũng như vai trò và các hình thức hoạt động của Marketing online là gì? hy vọng sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích nhất lĩnh vực tiếp thị trực tuyến hiệu quả này.

"QC" Cơ sở may đồng phục spa giá rẻ uy tín Tp.HCM
Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18  ( Ms. Nguyệt )
Email: nguyethey@gmail.com
Website: https://maula.vn
SP: https://www.youtube.com/watch?v=VLUrkEZInDw
Bh: https://trungdan.com/may-dong-phuc-gia-re-tai-tphcm.html
Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2

TEAM HEYTv phát triển dịch vụ pr marketing online, quảng cáo website, video clip, content, quay phim, edit video animation...

Đăng nhận xét