Quá trình trắng da không đơn giản là sử dụng thêm kem dưỡng trắng vào các bước chăm sóc da. Quy trình đó cần sự tích hợp của các bước khác nhau, các loại chất khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuỳ vào thời điểm trong ngày, bạn nên thay đổi cách thực hiện phù hợp.
CHU TRÌNH BUỔI SÁNG
Chắc hẳn chúng ta đều có chu trình dưỡng da mỗi sáng trước khi bắt đầu ngày mới. Trong đó, hãy tích hợp serum dưỡng trắng da vào chu trình đó theo các bước sau:
Bước 1: Rửa mặt bằng sản phẩm dịu nhẹ, độ pH thấp để không gây kích ứng cho da.
Bước 2: Dùng toner. Đặc biệt, toner có chiết xuất gạo sẽ giúp làm trắng và mờ thâm rất hiệu quả.
Bước 3: Dùng serum hoặc essence dưỡng trắng. Bạn có thể xem qua các loại có Niacinamide – thành phần chuyển hoá melanin, giúp da sáng hơn.
Bước 4: Dùng kem dưỡng ẩm với thành phần vitamin C.
Bước 5: Dùng kem chống nắng với SPF từ 30 trở lên. Đây là bước quan trọng nhất, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím và ánh sáng mặt trời.
CHU TRÌNH BUỔI TỐI
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, hãy để da được nghỉ ngơi và hấp thụ các tinh chất.
Bước 1: Tẩy trang thật sạch.
Bước 2: Rửa mặt.
Bước 3: Tẩy tế bào chết. Bước này chỉ nên được thực hiện 1-2 lần tuần để da mềm mịn nhưng không bị suy yếu.
Bước 4: Dùng toner để cân bằng độ ẩm cho da.
Bước 5: Dùng serum hoặc essence dưỡng trắng.
Bước 6: Dùng kem dưỡng ẩm.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất đặc trị nếu cần.
THỰC ĐƠN LÀNH MẠNH, CHỨA THỰC PHẨM BỔ SUNG CHẤT GIÚP SÁNG DA
Ngoài việc sử dụng kem dưỡng trên da, chế độ ăn phù hợp sẽ giúp da sáng đẹp từ trong ra ngoài. Trong bữa ăn hàng ngày, hãy đảm bảo thực đơn chứa các món như trứng, cá béo (cá hồi, cá trích, cá thu…), bơ và các loại rau củ như cà chua hoặc cà rốt.
Lưu ý, bạn nên hạn chế tiêu thụ thức uống có ga, chứa chất ngọt nhân tạo hoặc đồ uống cồn bởi đây là nhân tố làm da tối màu và thiếu ẩm.
BẮT ĐẦU NGÀY MỚI VỚI VITAMIN C
Bên cạnh việc tăng sức đề kháng, vitamin C còn có khả năng chống ôxy hoá. Đây là công dụng giúp kháng viêm, chống lão hoá và làm da trắng sáng hơn. Về dạng thức, vitamin C được bổ sung trong các serum trong chu trình dưỡng da phía trên. Ngoài ra, bạn có thể cấp thêm qua các thức uống trái cây như cam, dâu, đu đủ, và xoài.
SỬ DỤNG MẶT NẠ LÀM TRẮNG DA TỪ THIÊN NHIÊN
Nếu yêu thích các sản phẩm từ thiên nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm mặt nạ dưỡng trắng da ngay tại nhà. Các thực phẩm có công dụng làm trắng da bao gồm sữa chua, đu đủ, trà xanh, mật ong, dưa leo, lô hội… Chưa có thời gian và điều kiện sử dụng các liệu trình spa, bạn có thể tìm các nguyên liệu quen thuộc ngay trong nhà bếp mình!
TRẮNG DA BẰNG CÁCH TẬP LUYỆN YOGA
Yoga rất nổi tiếng giúp giảm cân, tăng độ dẻo dai cho cơ thể và giải toả căng thẳng. Thế nhưng, bạn có biết bộ môn này còn giúp làm da tráng sáng hơn? Khi tập, yoga giúp cơ thể sản sinh hormone và lưu thông máu. Từ đó, ôxy cùng chất dinh dưỡng di chuyển lên mặt giúp da sáng mịn, hồng hào. Bên cạnh đó, yoga còn giúp thải độc và chống lão hoá da.
13 loại thực phẩm hàng đầu giúp giảm cholesterol trong cơ thể
Thịt mỡ dưa hành là những loại thực phẩm không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là các loại thực phẩm khiến nồng độ cholesterol tăng cao, điều này không tốt cho sức khỏe của bạn.
Cholesterol đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Chúng là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone. Điều này giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh. Cholesterol có hai loại là LDL – Cholesterol “xấu” và HDL – Cholesterol “tốt”. Nếu bạn có mức cholesterol cao, đặc biệt là LDL, chúng sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
CÁC LOẠI ĐẬU
Các loại đậu chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và là nguồn cung cấp protein thực vật tốt cho cơ thể. Hãy thay thế một số loại ngũ cốc tinh chế và thịt chế biến sẵn trong chế độ ăn uống của mình bằng các loại đậu. Chúng sẽ giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Theo một nghiên cứu cho thấy, người ăn 100 gram đậu Hà Lan hay đậu lăng mỗi ngày sẽ làm giảm lượng cholesterol “xấu” – LDL xuống mức trung bình là 6,6 mg/ dl.
BƠ
Bơ là một thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn và chất xơ. Đây là hai chất dinh dưỡng giúp giảm lượng cholesterol “xấu” – LDL và tăng cholesterol “tốt” – HDL. Những người thừa cân nếu ăn một quả bơ hằng ngày sẽ giúp giảm mức cholesterol “xấu” nhiều hơn những người không ăn bơ. Đồng thời, nếu bạn thay thế bơ cho các chất béo khác sẽ làm giảm tổng lượng cholesterol toàn phần, LDL và chất béo trung tính có trong cơ thể.
TRÁI CÂY
Trái cây khuyến khích cơ thể loại bỏ cholesterol và ngăn gan sản xuất hợp chất này. Pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp làm giảm đến 10% lượng cholesterol trong cơ thể. Thành phần này được tìm thấy trong các loại trái cây như táo, nho, cam và dâu tây. Ngoài ra, trái cây cũng chứa các hợp chất hoạt tính sinh học. Nhờ tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, các hợp chất này giúp ngăn ngừa bệnh tim và các bệnh mãn tính khác. Không chỉ vậy, các loại quả mọng là những nguồn đặc biệt giàu các hợp chất hoạt tính sinh học. Chúng giúp tăng cholesterol “tốt” – HDL và giảm lượng cholesterol “xấu” – LDL.
HẠNH NHÂN VÀ QUẢ ÓC CHÓ
Các loại hạt cung cấp phytosterol. Đây là những hợp chất thực vật có cấu trúc tương tự như cholesterol, giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ của cholesterol trong ruột của bạn. Canxi, magiê và kali cũng được tìm thấy trong các loại hạt. Chúng có tác dụng làm giảm huyết áp và các nguy cơ mắc bệnh tim. Các nghiên cứu cho thấy, nếu bạn ăn 2 – 3 loại hạt mỗi ngày sẽ làm giảm lượng cholesterol “xấu” – LDL xuống mức trung bình là 10,2 mg/ dl. Ngoài ra chúng còn giúp giảm đến 28% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Cụ thể, quả hạch là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất béo không bão hòa đơn. Quả óc chó giàu omega – 3, một loại chất béo không bão hòa đa liên quan đến sức khỏe tim mạch. Hạnh nhân đặc biệt giàu L – arginine, một axit amin giúp tạo ra oxit nitric điều chỉnh huyết áp của bạn.
CÁ BÉO
Các loại thực phẩm như cá hồi và cá thu là nguồn cung cấp axit béo omega – 3 chuỗi dài tuyệt vời. Với tác dụng tăng cholesterol “tốt” – HDL, giảm viêm nên omega – 3 giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch và giảm các nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Theo một nghiên cứu kéo dài đến 25 năm ở những người lớn tuổi. Những người ăn nhiều cá không chiên ít có nguy cơ mắc huyết áp cao và mức cholesterol tốt ở mức thấp. Cũng trong một nghiên cứu khác, những người ăn cá ngừ hoặc các loại cá nướng ít nhất 1 lần/ tuần sẽ có nguy cơ đột quỵ thấp hơn đến 27%. Vì vậy cách chế biến cá lành mạnh nhất sẽ là hấp hoặc nướng.
NGŨ CỐC NGUYÊN HẠT
Ngũ cốc nguyên hạt giữ nguyên vẹn tất cả các phần của hạt, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất, hợp chất thực vật và chất xơ hơn so với ngũ cốc tinh chế. Nếu bạn ăn ba phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày, chúng sẽ giúp bạn giảm 20% nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Chỉ số này thậm chí sẽ còn cao hơn khi bạn ăn nhiều hơn. Trong khi tất cả các loại ngũ cốc nguyên hạt có thể tăng cường sức khỏe tim mạch của bạn, có hai loại ngũ cốc đặc biệt đáng chú ý là yến mạch và lúa mạch. Chúng chứa beta – glucan, một loại chất xơ hòa tan giúp làm giảm tổng lượng cholesterol xuống 5% và cholesterol xấu xuống 7%.
TRÀ
Hai hợp chất chính có lợi trong trà là catechin và quercetin. Catechin giúp kích hoạt oxit nitric, ức chế sự tổng hợp và hấp thụ cholesterol và giúp ngăn ngừa đông máu. Còn quercetin cải thiện chức năng của các mạch máu và giảm viêm. Trong khi trà xanh được sự dụng rộng rãi thì trà đen và trà trắng cũng có những đặc tính và tác dụng tương tự đối với sức khỏe của bạn.
SOCOLA ĐEN VÀ CACAO
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh socola đen và cacao có thể làm giảm cholesterol xấu. Nếu bạn uống cacao 2 lần/ ngày trong vòng một tháng, huyết áp của bạn sẽ giảm và lượng cholesterol “tốt” – HDL tăng lên. Đồng thời mức cholesterol “xấu” – LDL giảm xuống mức 6,5 mg/ dl. Ngoài ra chúng cũng bảo vệ lượng cholesterol “xấu” có trong cơ thể bạn khỏi quá trình oxy hóa, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch.
Tuy nhiên, socola thường chứa nhiều đường bổ sung, điều này không tốt cho sức khỏe tim mạch. Vậy nên bạn hãy chọn socola đen có hàm lượng ca cao từ 75 – 85% trở lên đã đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.
TỎI
Từ trước đến này, tỏi được sử dụng như một nguyên liệu để nấu ăn và làm thuốc ở nhiều gia đình. Tỏi chứa allicin, hợp chất thực vật giúp giảm cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” – LDL có trong cơ thể. Ngoài ra chúng còn giúp giảm huyết áp ở những người có huyết áp cao.
THỰC PHẨM ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ ĐẬU NÀNH
Đậu nành có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn. Các nghiên cứu đã chứng minh đậu nành giúp giảm cholesterol “xấu” và toàn phần, cũng như tăng cholesterol “tốt” cho cơ thể. Tác dụng này sẽ có hiệu quả nhất ở những người có nồng độ cholesterol cao.
RAU CỦ
Rau củ là loại thực phẩm mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch. Chúng giàu chất xơ, chất chống ôxy hóa và ít calo, giúp duy trì trọng lượng khỏe mạnh của cơ thể. Một số loại rau củ như đậu bắp, cà tím, cà rốt và khoai tây đặc biệt chứa nhiều pectin, một loại chất xơ hòa tan làm giảm cholesterol. Ngoài ra, rau củ cũng cung cấp một loạt các hợp chất thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
CÁC LOẠI RAU CÓ MÀU XANH ĐẬM
Mặc dù tất cả các loại rau đều tốt cho tim của bạn, nhưng các loại rau có lá màu xanh đậm lại đặc biệt có lợi hơn. Các loại rau như cải xoăn và rau bina chứa lutein và các carotenoid khác, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim của bạn. Carotenoid hoạt động như chất chống ôxy hóa để loại bỏ các gốc tự do có hại có thể dẫn đến trường hợp xơ cứng động mạch. Ngoài ra, các loại rau có lá màu xanh đậm cũng có thể giúp giảm mức cholesterol bằng cách liên kết với các axit mật và khiến cơ thể bạn bài tiết nhiều cholesterol hơn.
DẦU ÔLIU
Dầu ôliu là một nguồn giàu axit béo không bão hòa đơn. Chúng giúp tăng cường HDL – cholesterol “tốt” và giảm LDL – cholesterol “xấu”. Ngoài ra nhờ thành phần polyphenol, dầu ôliu còn giúp làm giảm các chứng viêm có thể dẫn đến các bệnh về tim cho cơ thể. Một nghiên cứu kéo dài 5 năm đã cho người lớn tuổi có nguy cơ mắc các bệnh về tim sử dụng 4 muỗng canh (60 ml) dầu ôliu nguyên chất mỗi ngày, kết hợp với chế độ ăn ít chất béo. Kết quả cho thấy, nhóm dùng dầu ôliu có nguy cơ mắc các bệnh về tim thấp hơn 30% so với những người chỉ theo chế độ ăn ít chất béo.
Mùi cơ thể – Nguyên nhân nào khác ngoài thực phẩm?
Mùi cơ thể là một hiện tượng xảy ra khi mồ hôi của bạn gặp phải vi khuẩn trên da, tác động từ môi trường làm biến đổi và bốc mùi. Đó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Đôi khi mùi này nồng hơn do ảnh hưởng từ thực phẩm mà bạn ăn. Nhưng cũng có lúc, mùi cơ thể trở nên khó ngửi là dấu hiệu sức khỏe của bạn có vấn đề. “Tình trạng sức khỏe của một người có thể trực tiếp phản ánh thông qua mùi hơi thở, mùi mồ hôi và mùi chất thải”, Tamara Duker Freuman, thầy thuốc chuyên khoa ăn uống ở New York cho biết. Khi mùi cơ thể trở nên bất thường dù chế độ ăn uống của bạn không thay đổi, hãy thử kiểm tra một số phương diện sau:
STRESS GÂY RA MÙI CƠ THỂ
Nếu nguyên nhân gây mùi cơ thể không đến từ thực phẩm bạn ăn, nó có thể đến từ trạng thái tâm lý của bạn như: tình trạng hoảng sợ, lo lắng kéo dài, cãi vã nghiêm trọng với người yêu, quá tải áp lực công việc,… Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mùi cơ thể thay đổi, trở nên nhạt hơn hoặc hăng nồng, khó ngửi hơn chính là stress.
Theo phòng khám Mayo Clinic, cơ thể của bạn có 2 loại tuyến mồ hôi. Tuyến mồ hôi toàn vẹn (eccrine) nằm rải rác khắp nơi trên da, nhiều nhất ở lòng bàn tay, bàn chân, sản xuất ra mồ hôi nhiều nhất khi bạn tập thể dục. Tuyến mồ hôi thứ hai là tuyến đầu hủy (apocrine) hay còn gọi nôm na là tuyến mồ hôi dầu chỉ có ở nách và vùng sinh dục, sản xuất ra mồ hôi chứa nhiều axít béo, biến chất khi gặp vi khuẩn trên da, từ đó tạo ra mùi cơ thể. Khi bạn bị stress, tuyến mồ hôi dầu trong cơ thể bị thúc đẩy tăng cường sản sinh ra mồ hôi nhiều hơn bình thường, khiến cơ thể bạn nặng mùi hơn dù vẫn giữ vệ sinh sạch sẽ.
MỘT SỐ LOẠI BỆNH
Hội chứng “cơ thể có mùi cá”: Đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa nằm trong gien, trong đó cơ thể không chuyển hóa trimethylamine có trong những thực phẩm mùi tanh, làm cho chất này tích tụ bên trong cơ thể và khi được bài tiết ra ngoài qua đường mồ hôi, nước tiểu và hơi thở, phát ra mùi hôi như mùi cá hoặc trứng ung.
Bệnh phenylketon niệu: Đây là một dạng bệnh rối loạn chuyển hóa axít amin, người mắc bệnh này có mùi cơ thể giống như mùi con chuột.
Một số vấn đề về sức khỏe khác có thể làm mùi hơi thở và mùi mồ hôi trở nên khó chịu như: các bệnh về gan, tiểu đường, thận, bao tử…
GIẢI PHÁP
Dựa theo nguyên nhân gây ra mà bạn có thể có giải pháp phù hợp với từng trường hợp. Với mùi cơ thể gây ra do thực phẩm, loại bỏ hoặc hạn chế tối đa thực phẩm, gia vị nặng mùi, dầu mỡ. Nếu mùi do stress, bạn cần học cách thư giãn, tập thể dục đều đặn và điều chỉnh chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn không đành lòng từ bỏ món bánh mì bơ tỏi yêu thích, hãy thử những phương pháp khử mùi như:
Sản phẩm lăn, xịt khử mùi diệt khuẩn
Thoa phấn rôm thấm hút bớt mồ hôi
Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu bạc hà lên lưỡi (bạc hà hấp thụ và lưu chuyển theo đường tuần hoàn máu, giúp khử bớt mùi hôi trong mồ hôi)
Viên uống hỗ trợ giảm mùi cơ thể (chứa chất xơ từ trái cây, diệp lục từ lá xanh hoặc hoạt chất thải độc từ than hoạt tính)
Dĩ nhiên, nếu mùi của bạn đến từ bệnh lý, bạn cần tham khảo bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thực phẩm chức năng nào, kể cả nó có vẻ như vô hại, không có tác dụng phụ.
Tự do tẩy nhuộm với bí quyết phục hồi tóc hư tổn
Để vẻ ngoài chỉn chu và thu hút, bạn đừng quên chăm sóc mái tóc của mình. Một màu tóc hay kiểu tóc thời trang chỉ phát huy hết sức mạnh của mình khi bạn biết giữ cho chúng luôn suôn mềm và óng mượt.
Năm mới là khoảng thời gian chúng ta thay đổi bản thân với những màu tóc mới lạ. Tuy nhiên, các chất hoá học trong quá trình tẩy, nhuộm dễ khiến mái tóc hư tổn và mất dần sức sống.
1. THAY ĐỔI THÓI QUEN GỘI VÀ XẢ KHI PHỤC HỒI TÓC
THAY ĐỔI DẦU GỘI VÀ XẢ
Tóc sau quá trình xử lý hoá chất sẽ yếu đi rất nhiều so với tóc tự nhiên. Chính vì vậy, bạn hãy chọn các loại dầu gội, xả có chứa tinh chất dưỡng ẩm hoặc giàu protein. Sản phẩm sử dụng cũng không nên chứa sulfate – chất khiến tóc khô.
GỘI ĐẦU ÍT HƠN
Ngoài ra, bạn cũng nên giảm tần suất gội đầu hàng tuần. Với mái tóc tẩy, hoá chất đã huỷ đi lượng lớn dầu tự nhiên trên tóc. Vì thế, trong quá trình phục hồi tóc, bạn hãy gội khoảng 2-3 lần/tuần.
SỬ DỤNG DẦU GỘI TÍM
Dầu gội tím là một sản phẩm nhất định phải có của các cô nàng nhuộm tóc! Dầu gội tím có công dụng khử vàng và giữ màu lâu, chuẩn trên tóc. Ngoài ra, dầu gội tím còn giúp mái tóc nhuộm màu sáng khoẻ mạnh hơn và giảm tình trạng tóc bung xù.
XẢ TÓC BẰNG NƯỚC LẠNH
Khi gội, bạn nên hạn chế dùng nước nhiệt độ cao cho tóc. Hơi nước từ nước nóng sẽ khiến lớp biểu bì tóc nở ra và làm tóc hư tổn nhiều hơn. Khi gội và xả, hãy đảm bảo nhiệt độ nước thấp hoặc ấm vừa đủ. Nước lạnh cũng hỗ trợ khoá ẩm cho tóc.
2. SỬ DỤNG CÁC TINH CHẤT DƯỠNG PHỤC HỒI TÓC
Mái tóc qua tẩy nhuộm cần được chăm chút kỹ lưỡng hơn. Ngoài việc gội và xả như bình thường, bạn nên kết hợp các sản phẩm ủ, dưỡng tóc để cấp ẩm sâu hơn.
MẶT NẠ Ủ TÓC
Mặt nạ ủ tóc là phát minh tuyệt vời cho tóc hư tổn. Tuỳ vào mục đích và tình trạng tóc, bạn có thể tìm kiếm sản phẩm phù hợp nhất trong đa dạng các thương hiệu trên thị trường. Từ dưỡng ẩm, cung cấp vitamin, làm sáng màu… hãy tìm hiểu, quyết định và chọn sản phẩm dựa trên nhu cầu của chính bạn. Lưu ý, hãy nhớ chỉ ủ tóc sau khi làm sạch để tránh tình trạng chất bẩn bị khoá vào tóc. Sau khi ủ, bạn hãy xả tóc bằng nước lạnh nhé.
DÙNG TINH DẦU HOẶC SERUM DƯỠNG TÓC
Nếu không có thời gian cho mặt nạ ủ tóc, dùng tinh dầu dưỡng hoặc serum là lựa chọn thay thế. Đây là cách làm nhanh chóng hơn vì bạn không cần xả lại tóc sau khi sử dụng. Dầu và serum có công dụng làm tóc bóng mượt và tràn đầy sức sống. Ngoài ra, các sản phẩm này còn bảo vệ tóc, nuôi dưỡng sâu, phục hồi hư tổn và tránh tình trạng xơ rối, dễ gẫy.
Tinh dầu và serum có thể được dùng khi tóc ẩm hoặc trước khi tạo kiểu. Tuỳ vào nhu cầu và sở thích về kết cấu, bạn có thể chọn dùng một trong hai.
3. NHẸ NHÀNG VỚI MÁI TÓC
TRÁNH TẠO KIỂU BẰNG NHIỆT
Mái tóc vừa tẩy cực kỳ yếu và dễ gãy. Những cách tạo kiểu với nhiệt như sấy, uốn, duỗi cần được hạn chế tối đa. Nếu thực sự cần, bạn chỉ nên sử dụng nhiệt cho các kiểu tóc khoảng 1-2 lần/tuần. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên buộc tóc quá chặt vì sẽ dễ để lại đường hằn trên tóc.
TRÁNH THUỐC TẨY CLO
Clo là một chất hoá học thường có trong hồ bơi. Đây là loại chất khiến mái tóc yếu khô xơ và xỉn màu. Vì vậy, khi đi bơi, bạn nên bảo vệ tóc bằng bịt tóc hoặc tránh làm tóc ướt bởi nước trong hồ.
CHẢI TÓC KHI ƯỚT
Nếu muốn làm tóc thẳng và vào nếp sau khi tắm, bạn nên chải lúc tóc còn ướt và sử dụng lược răng thưa. Hãy nhớ nhẹ nhàng và kiên nhẫn với mái tóc nếu không muốn tình trạng tóc rụng nhiều sau khi gội.
Công ty may đồng phục spa giá rẻ tại TPHCM. Chúng tôi có quy mô xưởng may lớn; đội ngũ công nhân may lành nghề; đặc biệt có bộ phận chuyên môn phụ trách kiểm định sản phẩm đầu cuối; đảm bảo các sản phẩm có độ hoàn chỉnh cao; đường may tỉ mỉ trước khi được bàn giao cho khách hàng...
CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM
Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18(Ms.Nguyệt)
Email: nguyethey@gmail.com
Website: Maula.vn
Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/
Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
SP: https://www.dongkhai.com