Phát triển bởi Thiết kế web

Nghiên cứu từ khóa SEO là gì?

 Trong hoạt động của Google, điểm mấu chốt là khi người dùng phát sinh một nhu cầu gì đó họ sẽ tìm kiếm thông tin qua từ khóa mà họ nghĩ ra. 

Nghiên cứu từ khóa SEO là gì?

Vậy để tránh việc SEO những từ khóa quá khó hoặc những từ khóa mà người dùng “không nghĩ đến” hoặc nhẹ nhàng hơn là họ tìm thấy bạn qua từ khóa nhưng họ sẽ không mua hàng hoặc dịch vụ của bạn thì chúng ta cần nghiên cứu từ khóa SEO – Một công việc rất quan trọng trước khi triển khai dự án SEO của bạn. 

1. Nghiên cứu từ khóa SEO là gì?

Nghiên cứu từ khóa SEO là một quá trình tìm kiếm và xác định từ khóa, xác định ý định sau mỗi truy vấn (search intent) mà khách hàng tiềm năng đang sử dụng để tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Nếu không hiểu được bản chất từ khóa, ý định tìm kiếm của người dùng khi sử dụng từ khóa và chọn lựa keyword triển khai không hiệu quả sẽ dẫn đến việc không đạt được mục tiêu của dự án SEO là đem lại traffic cho website hoặc traffic vẫn tăng trưởng nhưng không mang lại chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Vì vậy, nghiên cứu từ khóa SEO là một trong những bước đầu tiên khi triển khai dự án SEO, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp sự thành bại của dự án. 

2. Mục tiêu của nghiên cứu từ khóa SEO

Quá trình nghiên cứu từ khóa SEO đem lại rất nhiều lợi ích cho một dự án SEO, nhưng trong đó lợi ích và mục tiêu chính của quá trình này là: 

Tìm ra toàn bộ từ khóa mà khách hàng tìm kiếm về ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ của bạn

Xác định lượng tìm kiếm tiềm năng của các từ khóa

Phân loại từ khóa thành các loại từ khóa khác nhau (từ khóa thông tin, định hướng hay chuyển đổi)

Đánh giá độ khó của từ khóa

Xác định được ý định tìm kiếm đằng sau mỗi truy vấn.

Xác định rõ số lượng từ khóa sẽ triển khai cho dự án SEO

Định hướng được lộ trình triển khai SEO theo bộ từ khóa đã nghiên cứu

3. Phân loại từ khóa SEO

Để nghiên cứu từ khóa SEO một cách chính xác nhất bạn phải nắm rõ được các loại từ khóa SEO mà mình cần có. Trong đó sẽ có 4 loại từ khóa SEO:

Need Key (Giai đoạn Attention hay Awareness – Nhận biết)

Hot Key (Giai đoạn Interest – Quan tâm)

Information key (Giai đoạn Desire – Tìm hiểu)

Action key (giai đoạn Action – Mua hàng)

Ví dụ: Từ khóa theo AIDA “Laptop Insprion”

Need Key:

máy tính cho sinh viên

máy tính cho dân văn phòng

laptop làm việc

laptop giá rẻ

Hot key

laptop dell nào tốt nhất

laptop dell pin trâu

laptop dell mới nhất

laptop dell cho sinh viên

Information key

đánh giá laptop dell

review laptop dell ABC

có nên mua laptop dell Inspiron

Action key

mua laptop dell Inspiron

laptop dell Inspiron giá tốt nhất

khuyến mãi laptop dell Inspiron

nơi bán laptop dell Inspiron

Theo hành vi người dùng trong thời gian gần đây chúng ta còn có dạng “từ khóa Micro – Moment” – Là dạng từ khóa theo khoảnh khắc tìm kiếm của người dùng. Mỗi người dùng sẽ tìm kiếm từ khóa ở một khoảnh khắc bất chợt, những khoảnh khắc đó sẽ phân chia theo AIDA cụ thể sau: 

3. Quy trình nghiên cứu từ khóa SEO

Quy trình nghiên cứu từ khóa sẽ bao gồm các bước tổng thể như sau: 

Lập danh sách từ khóa

Phân tích và phân loại từ khóa

Sàng lọc từ khóa phù hợp

Phân bổ từ khóa vào trang đích SEO phù hợp

Cụ thể quy trình này sẽ áp dụng theo các bước như sau: 

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa chủ đề

Từ khóa chủ đề bao gồm các từ khóa chính khi người dùng tìm kiếm ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ của bạn.

VD: Doanh nghiệp của bạn buôn bán máy tính laptop thì từ khóa chủ đề của bạn sẽ là “laptop”,  “máy tính xách tay”…

Bước 2: Nghiên cứu từ khóa SEO bằng Keyword Planner

Đưa từ khóa chủ đề đã có ở bước 1 vào công cụ Keyword Planner để lấy tất cả các từ khóa gợi ý liên quan.

Bước 3: Nghiên cứu từ khóa bằng công cụ Keywordtool.io

Sử dụng từ khóa chủ đề đã có ở bước 1 cho vào công cụ keywordtool.io để lấy tất cả các từ khóa gợi ý liên quan. 

Bước 4: Tổng hợp danh sách từ khóa

Các từ khóa đã nghiên cứu ở bước 2 và bước 3, bạn sẽ có một danh sách từ khóa tổng khóa tổng.

Ở bước 4, chúng ta sẽ tiến hành phân tích, phân loại từ khóa, sau đó tiến hành sàng lọc từ khóa phù hợp với dự án SEO

Khi thực hiện phân loại từ khóa bạn nên tập trung vào các yếu tố sau: 

Từ khóa

số lượng search hàng tháng

độ cạnh tranh của từ khóa

Sau khi đã có danh sách từ khóa với các tiêu chí cụ thể, việc tiếp theo là lọc. Những từ khóa như sau thì tốt nhất nên bỏ qua:

Lượng search thấp

Tỉ lệ chuyển đổi thấp.

Mức độ cạnh tranh của từ khóa quá cao ( với cao thủ thì họ không bỏ qua loại từ khóa này )

Từ khóa vô nghĩa

Từ khóa không liên quan

Từ khóa sai chính tả

….

Bước 5: Chia nhóm từ khóa

Sau bước 4 sẽ có danh sách từ khóa sơ bộ được lọc bỏ bớt các từ khóa không phù hợp, chúng ta sẽ tiến hành chia nhóm từ khóa.

Hãy chia danh sách từ khóa theo các nhóm chủ đề lớn, từ đó ta xác định được các nhóm chủ đề lớn, từ khóa chủ đề lớn và các từ khóa nhỏ trong chủ đề. 

Kết quả yêu cầu đạt được sau khi thực hiện 5 bước nghiên cứu từ khóa SEO lần thứ nhất sẽ bao gồm

Nhóm chủ đề lớn

Từ khóa chủ đề lớn

Từ khóa thuộc chủ đề

Tiếp tục thực hiện quy trình nghiên cứu từ khóa bằng cách sử dụng các từ khóa chủ đề lớn ở bước 5 để thực hiện các bước như trên.

Quy trình nghiên cứu từ khóa sẽ thực hiện 5 bước trên lặp lại 3 lần để đảm bảo có thể lấy được toàn bộ từ khóa của chủ đề hoặc ngành đó. Quy trình này được gọi là “Quy trình nghiên cứu từ khóa SEO 5*3”

4. Cách lựa chọn từ khóa SEO phù hợp

Với bộ từ khóa đầy đủ sau khi hoàn thành quy trình nghiên cứu từ khóa SEO bạn cần lựa chọn các từ khóa SEO thích hợp với website cũng như nguồn lực triển khai của mình. Vậy cách chọn từ khóa SEO thích hợp là từ khóa như thế nào? 

4.1. Không bỏ sót các từ khóa chuyển đổi:

Mục tiêu SEO là tiếp cận được khách hàng tiềm năng trên môi trường mạng tìm kiếm, từ đó thuyết phục họ tạo ra chuyển đổi trên website.

Vậy để đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn nên ưu tiên các từ khóa mang lại chuyển đổi hoặc gần sát với giai đoạn chuyển đổi nhất của khách hàng.Ví dụ: Nếu bạn là một website bán máy tính, laptop thì hãy chú ý lựa chọn các từ khóa như: Khuyến mãi laptop, mua laptop, laptop giá tốt nhất, khuyến mãi laptop dell Inspiron, nơi bán laptop dell Inspiron,... 

Tuy nhiên không vì thế mà các từ khóa thông tin, truy vấn hỏi đáp còn lại không cần làm SEO. Cung cấp các thông tin cần thiết, giá trị với người dùng là cách tốt nhất để giúp thương hiệu của doanh nghiệp tạo ấn tượng trên trong suốt quá trình tìm kiếm của khách hàng. Để từ đó khi đến bước ra quyết định, thương hiệu của bạn sẽ nằm trong sự cân nhắc của khách hàng. 

Bạn có thể xem chi tiết hơn tại bài viết sau: Tại sao cần SEO nhiều từ khóa – 3 lý do không thể bỏ qua 

4.2. Chi phí, công sức SEO từ khóa phải thấp hơn lợi ích mà nó mang lại:

Lượng từ khóa để SEO trong một ngành có rất rất nhiều, bạn sẽ không thể đủ chi phí và nguồn lực để SEO toàn bộ từ khóa của ngành vì vậy hãy lựa chọn miếng bánh vừa phải và đem lại hiệu quả nhất cho website và doanh nghiệp của mình. Còn nếu bạn muốn làm toàn bộ – Hãy chia nhỏ miếng bánh và ăn nó từng phần. (chia nhỏ dự án SEO và làm theo  từng giai đoạn)

4.3. Xác định khả năng của mình và đừng cố đâm đầu vào từ khó quá:

Những từ khóa có độ cạnh tranh cao sẽ mất nhiều thời gian và công sức để SEO, vậy nên hãy lựa chọn cho mình những từ khóa có độ cạnh tranh thấp để làm trước. Cái gì dễ ta làm trước – Đơn giản là vậy. 

Ví dụ: để SEO cho từ “điện thoại Iphone” nhưng “ông lớn” trong ngành như fptshop, thegioididong, v.v sẽ phải mất rất nhiều thời gian (trong nhiều năm!) cùng vô số nguồn lực về tiền bạc và nhân lực để có thể đứng Top. chưa kể còn các hoạt động tọa dựng thương hiệu vô cùng lớn khác. 

Vậy nên, nếu bạn muốn làm SEO để bán Iphone, bạn phải tìm cách SEO những từ khóa dài, từ khóa ngách khác như: “so sánh Iphone 12 và samsung”, “nới bán Iphone rẻ nhất tại X” ,v.v

4.4. Hãy ưu tiên lựa chọn từ khóa dài

Nhiều người sẽ xác định rằng tôi sẽ làm từ khóa ngắn vì lượt tìm kiếm nhiều hơn từ khóa dài. Nhưng hãy nhìn vào bức tranh tổng thể, tổng lượt tìm kiếm của các từ khóa dài sẽ thường lớn hơn từ khóa ngắn. Ngoài ra, về độ cạnh tranh từ khóa dài sẽ có độ cạnh tranh thấp hơn so với từ khóa ngắn. 

Cạnh tranh thấp hơn có nghĩa là dễ lên Top hơn, mất ít thời gian để lên Top hơn. Những từ như vậy sẽ mang lại hiệu quả về traffic và chuyển đổi sớm cho doanh nghiệp.

4.5. Mức độ hấp dẫn của từ khóa

Như đã hứa trong bài Xác định mức độ cạnh tranh của từ khóa, tạm đưa ra một vài thông số để biết từ khóa nào mạnh, từ khóa nào yếu.

A=(Đối thủ cạnh tranh trực tiếp)/(Số lượng tìm kiếm cục bộ hàng tháng)

Số lượng tìm kiếm cục bộ: nhỏ hơn 1000 thì bạn nên bỏ qua, ít khách quá!

Nếu A <0.5 thì mức hấp dẫn tương đối ( tìm kiếm nhiều mà đối thủ ít ).

Nếu A > 2 thì cũng nên xem xét bỏ qua ( mật ít ruồi nhiều ).

4.6. Độ dài từ khóa hợp lý

Những từ khóa ngắn như “seo”, “xe máy”, “máy tính” có độ khó rất cao, tuy nhiên lại không mang lại hiệu quả về mặt doanh thu nhiều vì những từ khóa ngắn thông thường khi khách hàng có nhu cầu về mặt thông tin hơn là nhu cầu mua sản phẩm. 

Cụm từ khóa hợp lý dài từ 4-6 ký tự. Khách hàng ít khi search dài hơn, search dài kết quả khó chính xác.

Chọn những cụm từ khóa súc tích và loại bớt yếu tố tiếng Việt.  Cụ thể, Tiếng Anh rất súc tích và khách hàng tìm kiếm cũng … súc tích. Nhưng tiếng Việt ta hơi rườm ra. Với cụm từ khóa mục tiêu “lựa chọn từ khóa seo thích hợp” thì khách hàng có thể tìm thấy thông qua nhiều cụm từ dài dằng dặc “lựa chọn từ khóa cho seo thích hợp” hay “lựa chọn từ khóa để seo”… Không thể chiều lòng hết thảy mỏi người, nên bỏ những từ đệm trong tiếng Việt như “cho”, “để”. Cụm từ súc tích sẽ mang lại nhiều khách hàng hơn sự rườm rà.

Điều cuối cùng: ngoài các từ khóa chủ đạo, bạn nên chọn thêm hướng SEO các cụm từ khóa dài thông qua việc tạo ra các bài viết để có lượng view đa dạng. Bạn có giỏi cỡ nào cũng không thể xác định được từ khóa muốn SEO theo kiểu “làm thế nào để SEO lên top nhanh nhất có thể ấy nhỉ”. Khách hàng đôi khi search kỳ cục như vậy đấy

5. Các công cụ nghiên cứu từ khóa SEO

Để triển khai quy trình nghiên cứu từ khóa chúng ta cần sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa SEO. Thường sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí và trả phí sau: 

5.1. Top 3 công cụ nghiên cứu từ khóa free

Google Trend

Google Keyword Planner

Google Search Box

Một số đặc điểm của các công cụ này mà bạn cần chú ý khi sử dụng: 

Không mất phí sử dụng

Số lượng từ khóa gợi ý ít

Không có lượng tìm kiếm của từ khóa

5.2. Top 3 công cụ nghiên cứu từ khóa trả phí

KeywordTool.io

Ahrefs.com

LSIGraph

Một số đặc điểm của các công cụ này mà bạn cần chú ý khi lựa chọn sử dụng:

Mất phí theo tháng (năm) để sử dụng

Lượng từ khóa gợi ý nhiều

Có lượng tìm kiếm từ khóa

Có độ cạnh tranh của từng từ khóa.

10 lỗi sai phổ biến khi làm SEO cần tránh

SEO là một công cụ rất đặc biệt đòi hỏi các nhà tiếp thị luôn phải nắm bắt được những thay đổi nhanh nhất như những thay đổi từ các công cụ tìm kiếm và ưu tiên của khách hàng.

Do đó, các phương pháp SEO cần không ngừng phát triển để theo kịp sự phát triển của công cụ tìm kiếm và sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Nhưng để nắm bắt được các kỹ thuật tối ưu hoá tốt nhất thì không phải là một việc dễ dàng.

Trong những năm gần đây, SEO đã phát triển từ một ngành độc lập, tách biệt với các hoạt động khác thành một kênh thu nhập đáng kể của doanh nghiệp. Khi ngày SEO ngày càng phát triển thì quy mô thị trường tại Mỹ cũng được dự đoán sẽ đạt 1,6 tỷ USD vào năm 2027.

Chính vì vậy ngày càng có nhiều hơn những doanh nghiệp đã đầu tư rất nhiều nguồn lực để triển khai SEO nhưng cũng có không ít những doanh nghiệp lãng phí nguồn lực khi triển khai SEO không mang lại hiệu quả tương xứng.

Nguyên nhân của tình trạng ngày có đến từ một trong những sai lầm phổ biến khi làm SEO dưới đây.

Sai lầm 1: Không hiểu đối tượng mục tiêu

Một trong những nguyên tắc cơ bản của SEO là hiểu đối tượng mục tiêu của bạn. Điều đó có nghĩa là phải hiểu nhu cầu của khách hàng và hiểu những gì họ tìm kiếm, vì SEO chính là tiếng nói của khách hàng.

Trong khi nhiều nhà tiếp thị nghĩ rằng họ hiểu khách hàng của họ thì thực chất họ thường đã rơi vào bẫy. Bạn cần phải hiểu cách người tiêu dùng hành xử trên thị trường.

Cùng lúc đó, người tiêu dùng mong đợi phản hồi và kết quả tức thì cho các truy vấn của họ và họ muốn những kết quả đó phù hợp với thực tế hiện tại, không cũ kỹ lỗi thời.

Mặc dù dữ liệu lịch sử vẫn cung cấp cho SEO những thông tin chi tiết về xu hướng theo mùa, nhưng các phương pháp của nhà tiếp thị để hiểu khách hàng của họ phải mang tính tổng thể.

Có thể bạn quan tâm: SEO tổng thể là gì? Những lợi ích LÂU DÀI mà SEO tổng thể mang lại

Một trong những sai lầm phổ biến nhất trong việc lựa chọn từ khóa là bỏ qua sự gợi ý của các công cụ tìm kiếm và người dùng để bất chấp lựa chọn các từ khóa (dài) mà bạn nghĩ là khách hàng sẽ tìm đến.

Mặc dù bạn có thể định nghĩa các sản phẩm và dịch vụ theo cách riêng của mình nhưng điều quan trọng hơn là phải hiểu những từ mà khách hàng tiềm năng của bạn sẽ sử dụng để đề cập đến.

Lời khuyên:

Tìm hiểu thị trường người tiêu dùng – Các xu hướng đang xảy ra theo hướng vĩ mô có thể là gì?

Sử dụng cả dữ liệu lịch sử và real-time để hiểu hành vi của khách hàng đang thay đổi như thế nào.

Liên kế những gì bạn tìm hiểu được về ý định của người tiêu dùng với các lựa chọn từ khóa và chiến lược của bạn.

Tận dụng các công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google và các công cụ của nhà cung cấp khác.

Sai lầm 2: Không có kế hoạch & lộ trình SEO

Sẽ chẳng đem lại hiệu quả gì nếu bạn biết tất cả về đối tượng của mình nhưng sau đó thực hiện ít hành động hoặc hành động theo cảm tính để tối đa hóa cơ hội từ kiến ​​thức đó.

Từ các doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều gặp khó khăn trong việc xây dựng hoặc thực hiện chiến lược SEO.

Năm ngoái, chỉ có 36% doanh nghiệp nhỏ có chiến lược SEO.

Xây dựng một chiến lược và lộ trình SEO là rất quan trọng để thành công.

Tuy nhiên, nhiều kế hoạch đã thất bại và tổn thất nặng nề vì việc xây dựng một chiến lược bền vững và hiệu quả dựa vào nhiều bên liên quan như trang web, PR, nội dung, sản phẩm, CNTT và kỹ thuật.

Ngoài ra còn có vấn đề đảm bảo rằng bất kỳ chiến lược nào cũng đều phải có sự tham gia của ban điều hành để hiểu rõ tầm quan trọng của SEO và được đào tạo về các phương pháp SEO tốt nhất.

Nếu bạn không có một lộ trình – một kế hoạch chi tiết cho sự thành công của bạn – thì bạn cần phải xây dựng một lộ trình ngay bây giờ.

Xem trang web và kết quả của bạn hiện đang ở đâu và bạn muốn nó ở đâu? Bạn cần đặt mục tiêu và thống nhất quy trình làm việc càng sớm càng tốt.

Lời khuyên:

Đánh giá và hiểu đối thủ cạnh tranh của bạn – thứ hạng, từ khóa, nội dung và hiệu quả thực thi

Chia nhỏ các việc phải làm thành các đầu việc nhỏ và thống nhất về mục tiêu và các bên liên quan chính.

Đồng ý về các vai trò đối với nội dung, cập nhật trang web, điều chỉnh kỹ thuật số và truyền bá SEO.

Tìm kiếm các công nghệ, công cụ và nền tảng sẽ giúp ích cho quy trình làm việc và chiến lược của bạn.

Sai lầm 3: Tạo loại nội dung sai

Một cạm bẫy phổ biến khác trong SEO là sản xuất nội dung không thực tế với đối tượng của bạn.

Vấn đề là bạn muốn xếp hạng cho một từ khóa cụ thể, nhưng bạn không tập trung nội dung vào chủ đề mục tiêu của mình.

Các công cụ tìm kiếm như Google muốn cung cấp cho người dùng những nội dung phù hợp nhất cho các cụm từ tìm kiếm của họ.

Do đó, nếu nội dung của bạn không đáp ứng nhu cầu của người dùng, nó sẽ không được xếp hạng tốt.

Sai lầm này thường là kết quả của:

Cố gắng phù hợp với một vài chủ đề khác nhau trong một phần nội dung.

Tạo các nội dung chất lượng thấp chỉ vì lợi ích của việc bao gồm từ khóa.

Tối ưu hóa cho quá nhiều từ khóa trong một bài viết.

Mục tiêu chính của bạn phải là tạo ra nội dung thực sự hữu ích với câu hỏi và nhu cầu của đối tượng mục tiêu, bao gồm cả việc sử dụng các cụm từ tìm kiếm phù hợp.

Sau đó, các công cụ tìm kiếm sẽ có thể theo dõi nội dung của bạn có khớp với từ khóa bạn đang tối ưu hóa hay không.

Các nhà tiếp thị có thể mắc phải hai sai lầm lớn với nội dung:

Họ không tập trung vào nội dung cho đúng đối tượng.

Không sản xuất nội dung dựa trên chuyên môn, có thẩm quyền và đáng tin cậy.(E-A-T)

Do đó, điều quan trọng là tạo nội dung mà Google muốn.

Lời khuyên:

Đảm bảo nội dung và chiến lược SEO được link chặt chẽ – theo chiến lược và lộ trình SEO của bạn.

Đảm bảo nội dung của bạn trả lời các câu hỏi mà mọi người đang tìm kiếm.

Tạo nhiều loại nội dung cho các nhu cầu khác nhau và bố cục SERP – video, hình ảnh, văn bản.

Thực hiện theo các phương pháp hay nhất của Google về chất lượng tìm kiếm và E-A-T.

Nếu bạn đang làm trong những ngành dược, y tế, tài chính, luật, … thì E-A-T là một quy chuẩn vô cùng quan trọng của Google bạn cần phải tuân theo.

Sai lầm 4: Xuất bản nội dung trùng lặp

Sai lầm điển hình tiếp theo vẫn liên quan đến vấn đề chất lượng nội dung.

Mặc dù sao chép văn bản là một vấn đề phổ biến, nhưng ngày nay, các công cụ tìm kiếm đã xử phạt phương pháp này.

Sao chép và ăn cắp nội dung được coi là hành vi spam và rất không được khuyến khích.

Những nội dung trùng lặp và không có chiều sâu là các nội dung không mang lại hiệu quả (doesn’t work mà e dịch thế này đấy)

Thay vì sao chép từ những nơi khác hoặc sử dụng phần mềm “spin” nội dung thành một hình hài mới, bạn nên đầu tư vào việc tạo nội dung nguyên bản và có ý nghĩa.

Đây là cách duy nhất để đảm bảo trang web của bạn không bị hạ ranking và bị đẩy ra sau kết quả tìm kiếm.

Lời khuyên:

Tạo các tiêu đề mạnh mẽ phù hợp với chủ đề mà nội dung của bạn hướng đến. Đừng đánh lừa người đọc.

Đảm bảo nội dung cung cấp câu trả lời và có thông tin hữu ích. Cho ví dụ.

Tạo những câu chuyện mà mọi người có thể kết nối và tương tác. Trích dẫn nguồn đáng tin cậy.

Thêm video và hình ảnh để nâng cao trải nghiệm của người đọc. Sáng tạo.

Sai lầm 5: Bỏ qua thẻ tiêu đề & meta description và quên cung cấp ngữ cảnh với các thẻ schema

Việc tối ưu hóa nội dung của bạn không kết thúc khi bạn đưa từ khóa mục tiêu vào các bài viết của mình.

Thẻ tiêu đề và meta description là những yếu tố cần thiết của SEO mà bạn không nên quên.

Bỏ qua chúng có nghĩa là một khả năng cao nội dung của bạn sẽ bị bỏ lỡ.

Các yếu tố tối ưu hóa này được công cụ tìm kiếm xem xét khi thu thập dữ liệu trang web của bạn, vì vậy, nếu được thực hiện đúng, chúng có thể cải thiện hiệu suất nội dung của bạn.

Một số nhà tiếp thị cũng quên sử dụng schema để đánh dấu nội dung của họ và cho các công cụ tìm kiếm biết trang web của họ nói về điều gì.

Tạo nội dung là điều tuyệt vời, nhưng nếu không có điều này, các công cụ tìm kiếm sẽ phải vật lộn để hiểu ngữ cảnh của nội dung của bạn.

Nó có nghĩa là bạn xếp hạng thấp hơn trong các tìm kiếm thông thường và ít liên quan hơn trong các truy vấn cụ thể được thực hiện thông qua tìm kiếm bằng giọng nói.

Một chi tiết kỹ thuật khác mà các nhà tiếp thị nội dung đôi khi quên là bao gồm các thẻ hình ảnh.

Các thẻ alt của hình ảnh mà bạn đưa vào nội dung của mình là điều cần thiết, vì chúng là một dấu hiệu khác cho thấy cách bạn đang nhắm mục tiêu các bài viết.

Các bot tìm kiếm không thể nhìn thấy ảnh – nhưng chúng có thể đọc các thẻ alt và thêm thông tin này theo cách chúng lập chỉ mục các trang của bạn.

Lời khuyên:

Viết các thẻ tiêu đề duy nhất cho mỗi trang ngắn gọn nhưng mang tính mô tả – không mơ hồ.

Đảm bảo rằng bạn đối sánh từ khóa của mình với mục đích và hãy cẩn thận khi đặt từ khóa.

Tránh thẻ tiêu đề quá dài và làm cho chúng trở nên độc đáo trên tất cả các trang.

Làm theo các best-practice của Google về cách tạo tiêu đề và đoạn trích hay.

Sai lầm 6: Thiếu backlink chất lượng

Để đạt được hiệu quả tốt nhất từ ​​SEO, các nhà tiếp thị nội dung ngày nay nên hiểu rằng chất lượng của các backlink có trong nội dung quan trọng hơn số lượng của chúng.

Đó là lý do tại sao tốt hơn nên đảm bảo bạn link đến các trang web có liên quan, xếp hạng tốt với danh tiếng vững chắc – không chỉ bất kỳ trang web nào.

Việc link trở lại các trang web đã link với bạn cũng rất hữu ích vì điều này sẽ mang lại lưu lượng truy cập trong tương lai.

Một thực tiễn phản tác dụng khác khi nói đến link là sử dụng anchor text không hiệu quả.

Điều này làm lãng phí các cơ hội làm SEO quý giá, vì văn bản neo biểu thị cho người đọc và các chương trình tìm kiếm về link đó và nó có thể mang lại lợi ích như thế nào cho người dùng.

Do đó, hãy tránh sử dụng “nhấp vào đây” làm anchor text và đảm bảo bạn chọn nhiều văn bản link khác nhau, vì việc sử dụng lặp đi lặp lại cùng một văn bản có thể bị coi là spam.

Lời khuyên:

Xây dựng một chương trình xây dựng backlink dựa trên chất lượng và các phương pháp hay nhất – không mua.

Theo dõi và kiểm tra các broken link và sửa chữa chúng.

Xây dựng nội dung dựa trên E-A-T – nội dung chất lượng thu hút các link một cách tự nhiên.

Sử dụng công nghệ và công cụ để giúp giám sát và xây dựng.

Sai lầm 7: Đi lạc với các internal link của bạn

Ngoài ra còn có những sai lầm phổ biến khi đính kèm các internal link mà bạn nên chú ý.

Đương nhiên, điều quan trọng là phải suy nghĩ về các trang hoạt động hàng đầu của bạn và cân nhắc việc đặt các link đến chúng trong nội dung của bạn.

Đây là một cách để cung cấp cho họ tầm nhìn và tạo thêm lực kéo.

Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn không bao gồm các internal link chỉ vì mục đích đưa chúng vào một bài viết nếu chúng không phù hợp với chủ đề và trọng tâm của bài viết.

Giống như nhồi nhét từ khóa, điều quan trọng là phải chú ý và không lạm dụng internal link

Nếu nội dung và các internal link có vẻ không tự nhiên, tác phẩm sẽ không được khách hàng mục tiêu của bạn đánh giá cao.

Nó cũng sẽ không được các công cụ tìm kiếm đối xử thuận lợi, vì nó có thể được coi là một hành vi gian lận.

Lời khuyên:

Nhóm các trang web có liên quan đến chủ đề với các link nội bộ.

Kiểm tra các link nội bộ để tìm các vấn đề – broken link, các trang chậm, các trang quan trọng và không quan trọng.

Cân bằng số lượng link nội bộ mà bạn sử dụng.

Tránh bất kỳ link nào từ các trang không liên quan.

Sai lầm 8: Không đầu tư vào trải nghiệm nhanh và thân thiện với thiết bị di động

SEO không chỉ là về nội dung và từ khóa.

Đó cũng là về chất lượng trang web của bạn, đặc biệt là hiệu suất trên thiết bị di động, là lựa chọn hàng đầu của người dùng hiện nay.

Google và các công cụ tìm kiếm khác có thể nhận ra khi trang web của bạn không thân thiện với thiết bị di động, đặc biệt khi Google xem xét việc lập chỉ mục ưu tiên thiết bị di động.

Nếu bạn chưa mang lại trải nghiệm di động mượt mà cho khách hàng của mình, xếp hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm có thể bị đe dọa.

Điều tương tự cũng xảy ra đối với tốc độ tải, vì các công cụ tìm kiếm cũng nhấn mạnh vào điều đó.

Bạn không nên ngạc nhiên nếu một trang web chậm dẫn đến vị trí thấp hơn trên SERPs.

Các doanh nghiệp mắc lỗi SEO trên thiết bị di động thường rơi vào:

Tốc độ trang web chậm.

Chặn tệp.

Tải hình ảnh và video chậm.

Quảng cáo xen kẽ.

Thông tin địa phương nghèo nàn.

Thiết kế web không đáp ứng.

Lời khuyên:

Ưu tiên cải thiện thời gian tải trang web của bạn để tránh mọi người bỏ qua.

Đảm bảo bạn có thiết kế đáp ứng để giúp người dùng dễ dàng duyệt qua trang web dành cho thiết bị di động của bạn.

Tối ưu hóa và đảm bảo phù hợp với các chiến lược địa phương và thiết bị di động.

Tạo nội dung di động nhằm mang lại cho người dùng trải nghiệm di động tốt hơn.

Sai lầm 9: Không hiểu cách thức hoạt động của SEO trên các kênh kỹ thuật số khác

SEO có một khía cạnh xã hội và kỹ thuật số.

Vì SEO hiện đã trở thành một phần không thể thiếu của tiếp thị kỹ thuật số – và để tối đa hóa tiềm năng của nó – điều cần thiết là không mắc sai lầm khi bỏ qua cách hoạt động của nó với các kênh khác.

Không tích hợp SEO của bạn với các kênh tiếp thị khác có nghĩa là bạn sẽ bỏ lỡ việc đo lường tác động đầy đủ của nó.

Bạn và công ty của bạn sẽ đấu tranh để nâng cao thành công SEO, cả bên trong và bên ngoài.

SEO yêu cầu sự hỗ trợ từ một số kênh tiếp thị chính và đồng thời có tác động tích cực đến tất cả chúng.

Xây dựng mối quan hệ cộng sinh và thống nhất về các mục tiêu và thước đo thành công trên các kênh – xã hội, email, trả phí và PR – là tất cả các phần của SEO thời hiện đại.

Lời khuyên:

Đảm bảo rằng các chiến lược SEO của bạn có tính đến đầu vào và đầu ra từ tất cả các kênh kỹ thuật số.

Truyền bá sự thành công của SEO trong tổ chức của bạn và chỉ ra cách nó giúp ích cho các kênh khác.

Giữ liên lạc thường xuyên với các đối tác kỹ thuật số – bên trong và bên ngoài.

Đảm bảo tất cả mọi người trong nhóm kỹ thuật số rộng lớn hơn của bạn được mua vào kế hoạch và lộ trình SEO của bạn.

Sai lầm 10: Không sử dụng Analytics & Sử dụng Công cụ và Công nghệ không phù hợp

Cách duy nhất để biết liệu nỗ lực SEO và nội dung của bạn có hiệu quả hay không là theo dõi tiến trình của chúng.

Nhiều nhà tiếp thị sẽ bỏ qua những con số, nhưng đây là một sai lầm nghiêm trọng.

Thiết lập và thường xuyên xem xét số liệu phân tích của bạn là điều cần thiết cho kết quả tối ưu hóa của bạn.

Google có nhiều công cụ như Google Analytics và Google Search Console mà bạn có thể sử dụng để đo lường và xem tổng quan về hiệu suất trang web của mình.

Với sự trợ giúp của họ, bạn có thể thấy cách tối ưu hóa của mình hoạt động cho các loại nội dung khác nhau và sử dụng các chiến lược khác nhau mà bạn đang thử.

Hơn nữa, ngành công nghệ SEO đã phát triển ồ ạt trong những năm qua.

Có một số công cụ và nền tảng hiện có thể giúp bạn tránh tất cả những sai lầm được liệt kê trong bài viết này.

Các giải pháp bao gồm:

Nghiên cứu từ khóa.

Quản lý SEO và quy trình làm việc.

Liên kết quản lý, báo cáo và đo lường.

Phân tích cạnh tranh.

Tự động hóa.

Và hơn thế nữa.

Với bất cứ dự án SEO nào, các công cụ như keywordtool.io, ahref, Searphobot, v.v là những công cụ cơ bản luôn được áp dụng nhưng rất hiệu quả để có thể rút ngắn thời gian triền khai và làm SEO một cách hiệu quả hơn.

Lời khuyên:

Tìm kiếm một công cụ hoặc nền tảng phục vụ tốt nhất cho bạn và quan trọng nhất là nhu cầu tổ chức của bạn.

Các công cụ thường có thể giúp thực hiện một số phần nhất định trong chiến lược SEO của bạn – trên các nhiệm vụ và chi phí thấp.

Nền tảng có thể đáp ứng nhiều nhu cầu – chủ yếu là doanh nghiệp và đắt hơn.

Các công cụ và nền tảng sẽ giúp bạn tăng hiệu quả và giúp bạn thực hiện chiến lược SEO.

Lời kết

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một phần không thể thiếu trong bất kỳ chiến lược tiếp thị nội dung nào ngày nay.

Ngay cả những người giỏi nhất cũng có thể mắc nhiều lỗi SEO điển hình.

Tốt hơn hết là bạn nên làm quen với những thách thức mà người khác đã trải qua và tránh chúng trong các nỗ lực tiếp thị của bạn.

10 lỗi này đã được chứng minh là khá phổ biến, vì vậy chúng hiện dễ nhận ra hơn trước khi bạn mắc phải.

"QC" Dịch vụ quay video chuyên nghiệp, quay phim sự kiện, quay video clip, quay phim HD, tất cả các dịch vụ về quay phim…

Hotline + Viber + Zalo: 0972.123.018 (Cameraman)




Là đơn vị cung cấp các dịch vụ quay phim tự giới thiệu doanh nghiệp, Quay video clip viral, Quay video quảng cáo – TVC, quay phóng sự… Chuyên Quay Phim Chụp Hình Full HD – Giá Cạnh Tranh – Uy Tín, Chất Lượng Cao. Cam Kết Chất Lượng Cao – Tư Vấn Hỗ Trợ 24/7. Dịch Vụ Hoàn Hảo. Đội Ngũ Kinh Nghiệm Cao. Thiết Bị Hiện Đại. Giàu Kinh Nghiệm. Ưu Đãi Tốt Về Giá.

Rô Phi Studio

“RÔ PHI STUDIO – Nhận làm clip, quay clip, Slideshow ảnh, Chụp ngoại cảnh, Quay ngoại cảnh, làm theo yêu cầu Tp.HCM.  Dịch vụ làm clip sinh nhật, Clip tặng người yêu, Quay video cưới hỏi, liên hoan, hội nghị…

Dịch vụ làm video, nhận làm video quảng cáo doanh nghiệp, chụp ảnh sản phẩm, chụp anh xoay 360, dịch vụ video Tp.HCM, ảnh quảng cáo …”

Hotline ☎️: 0972.123.018 – 0931.436.637

Dịch Vụ Sản Xuất, Quay Video, Phim & Hội Nghị, Chụp Ảnh HD

Dịch vụ quay phim quảng cáo spa, tmv, giới thiệu công ty, phóng sự… 0972 123 018 Dịch Vụ Quay Phim, Quay Video Clip, MV, Làm Viral Cho Nhãn Hàng Độc Đáo Sáng Tạo. Đảm Bảo Uy Tín Chất Lượng. Đội Ngũ Chuyên Nghiệp. Thiết Bị Quay Hiện Đại. Cam Kết Giá Trị Cho KH./…

– DỊCH VỤ QUAY PHIM CHUYÊN NGHIỆP TẠI TP.HCM

– DỊCH VỤ QUAY PHIM SỰ KIỆN

– DỊCH VỤ QUAY PHIM HỘI NGHỊ, HỘI THẢO

– DỊCH VỤ QUAY PHIM VIRAL VIDEO

– DỊCH VỤ QUAY PHIM REVIEW SẢN PHẨM

– DỊCH VỤ QUAY PHIM CƯỚI HỎI

– DỊCH VỤ QUAY PHIM SINH NHẬT

– DỊCH VỤ QUAY PHIM BÀI GIẢNG

– DỊCH VỤ QUAY PHIM TEAM BUILDING

– DỊCH VỤ QUAY PHIM GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

– DỊCH VỤ QUAY PHIM CA NHẠC

Hotline: 0972.123.018 Cameraman



TEAM HEYTv phát triển dịch vụ pr marketing online, quảng cáo website, video clip, content, quay phim, edit video animation...

Đăng nhận xét