Phát triển bởi Thiết kế web

Quy trình SEO tiêu chuẩn mới nhất giúp Google hiểu được website của bạn

Bạn đang sở hữu một trang web và bạn cũng đang đau đầu khi không biết phải làm thế nào để khiến Google hiểu được những gì mà website của bạn muốn nói. Đồng thời, nhận được sự đánh giá tốt khi thực hiện đầy đủ các tiêu chí của Google.

Domain

Bật mí cho các bạn một điều thú vị là nếu như domain(tên miền) của bạn chứa từ khóa thì việc SEO của bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều.

Quy trình SEO tiêu chuẩn mới nhất giúp Google hiểu được website của bạn

So sánh như vậy, không có nghĩa là các domain mang thương hiệu sẽ khó SEO, chỉ là đối với những domain chứa từ khóa sẽ có lợi thế hơn mà thôi.

URL

Cách đặt tên cho URL (domain, link bài viết) cùng với lĩnh vực mà chủ đề website đang hướng tới là phương pháp hữu hiệu nhất để Google hiểu được thông điệp mà website bạn đang hướng đến.

Nguyên nhân cũng rất đơn giản, khi Google nhìn vào website của bạn thì các yếu tốt như domain, title, url thì chắc hẳn sẽ là những yếu tố được xem xét đầu tiên. Bởi, chúng là thứ quan trọng quyết định phần lớn sự liên kết của website. 

Chính vì vậy, các bạn có thể đặt từ khóa vào đường link url của mình. Nhớ rằng, đừng quá lạm dụng để tránh dẫn tới hiện tượng “over-optimize” (tối ưu hóa quá đà).

Anchor text

Anchor text là từ hoặc cụm từ được chèn trong bài, chứa đường dẫn liên kết đến một trang khác. Đây là nhân tố quan trọng trong việc để Googlebot theo dõi các link và hiểu được website của bạn.

Khi người dùng thực hiện hành vi tìm kiếm thì công cụ Googlebot sẽ tiến hàng lấy dữ liệu đã được Google lưu sẵn trước đó hoặc là đi tìm kiếm những website tiềm năng có chứa từ khóa liên quan đến nội dung cần tìm kiếm.

Lúc này, website của bạn sẽ được hiển thị lên trang nhất trong kết quả tìm kiếm của Google khi chứa anchor text liên quan tới lĩnh vực người dùng quan tâm.

Title


Tiêu đề mỗi bài viết là tiêu chuẩn đánh giá ban đầu quyết định người đọc có truy cập vào trang web của bạn hay không. Hơn nữa, theo thứ tự ưu tiên của Google dành cho việc tìm kiếm dữ liệu sẽ theo trình tự Domains > Url > Title > Content.

Vì vậy, Title là cột mốc cực kỳ quan trọng đối với quá trình tăng thứ hạng website trong top tìm kiếm của Google nên hãy lựa chọn nhiều từ khóa có lượng search cao để chèn vào trong tiêu đề.

Content

Mặc dù content là yếu tố được Google đánh giá cuối cùng nhưng vai trò cũng không kém gì các mục ở trên. Nó giúp Google và người dùng hiểu được những gì bạn đang nói.

SEO không được “over-optimize” website


Người ta thường nói “cái gì làm quá cũng không tốt”. Thật vậy, việc tối ưu hóa quá liều (over-optimize) khiến website của bạn đang nằm “thoi thóp” ngoài kia mà không biết khi nào mới lên top được. Đôi khi, cứ mắc kẹt mãi ở trang 2, trang 3 và có khi còn không lọt nổi vào top 100 kết quả đầu.

Như thế, việc nhồi nhét quá nhiều từ khóa với mật độ cao hay backlink quá nhiều từ các trang web, blog khác về website của bạn sẽ chỉ khiến chất lượng của website đi xuống và bị đánh giá thấp bởi Google về mức độ tin tưởng.

Điều này sẽ khiến website không thể nào tăng thứ hạng kể cả có dồn bao nhiêu công sức đi chăng nữa. V ậy, làm thế nào để tránh over-optimization xảy ra.

SEO onpage

Chúng ta đều biết rằng nếu tối ưu Onpage tốt sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho việc tăng trưởng thứ hạng của website. Dù vậy, việc tối ưu hóa quá liều sẽ gây phản tác dụng.

Ví dụ như:

Thẻ tiêu đề của bài viết là “Apple” và tổng số ký tự giới hạn trong nội dung của bạn là 700 chữ. Trong đó có tới 40 chữ là chứa từ khóa (nghĩa là cứ vài câu thì từ khóa Apple lại xuất hiện một lần). Url liên tục lặp lại một từ khóa giống nhau.

SEO offpage


Sử dụng anchor text chứa quá nhiều từ khóa sẽ dễ khiến website bị án phạt của Google.

Nói cách khác là quá nhiều link cùng trỏ về website của bạn chỉ qua duy nhất một anchor text.

SEO Website cần phải có sức mạnh cạnh tranh và độ tin tưởng lớn

Bên cạnh hai yếu tố cốt lõi:

+ làm Google hiểu bạn 

+ không được over-optimize

Thì yếu tố thứ ba này cũng không kém phần quan trọng.

Đó là việc website cần tạo nên:

+ Sức mạnh

+ Độ tin tưởng thông

Chúng ta phải tìm kiếm những backlinks liên quan và xây dựng sự liên kết chúng với nhau trong website.

Yếu tố “Sức mạnh cạnh tranh và độ tin tưởng” của website được đánh giá dựa vào:

+ Điểm DA (domain authority – chỉ số uy tín và tin cậy của website)

+ DR (domain rate – xếp hạng tên miền) của Ahrefs

+ PA (page authority – chỉ số đánh giá khả năng lên top của website)

+ UR (url rate – xếp hạng url)

+ Trust Flow (chỉ số của Majestic)

Thay vì tưởng rằng PR (pagerank) có ảnh hưởng lớn đến một website thì việc sử dụng DA, PA, Trust Flow của Moz hoặc DR từ Ahrefs và TF để đánh giá các website chính xác hơn nhiều.

Hãy nhớ rằng, chất lượng là điểm mấu chốt quyết định, không phải số lượng! Như vậy, trung vào xây dựng backlink chất lượng, chứ đừng lấy những backlinks không tốt với số lượng nhiều.

Quy trình SEO tiêu chuẩn mới nhất

Để hiệu quả công việc đạt được kết quả như mong muốn thì nhất thiết phải thực hiện SEO theo quy trình tiêu chuẩn.

Bước 1: Thu thập thông tin dự án

Trước khi bắt đầu dự án bất kỳ, để tránh trường hợp sai sót thì bắt buộc phải thu thập thông tin về dự án một cách đầy đủ, chính xác để khi triển khai có thể dựa vào đó mà hoàn thành tốt công việc.

Về cách thức thu thập thông tin dự án thì chúng ta có thể lựa chọn gửi qua email đến đội ngũ kỹ thuật phụ trách dự án (gồm content, marketing, kỹ thuật IT, đội ngũ SEO) có được các thông tin trên.

Mục tiêu của dự án cần thu thập gồm có:

Bộ từ khóa muốn SEO và link sản phẩm/dịch vụ tương ứng

Mốc Organic Traffic cần đạt được

Thời gian hoàn thành và các yêu cầu tùy theo mốc thời gian cần phải hoàn thành

Ngân sách dự tính cho dự án

Ngoài ra, các bạn cũng phải tìm hiểu thông tin các tài khoản khác của khách hàng (nếu có) để thuận tiện hơn trong việc thực hiện công việc SEO hiệu quả, tiết kiệm. Các tài khoản có thể là:

Google My Business

Google Search Console

Google Analytic

Google Tag Manager

Tài khoản đăng nhập quản trị website

Chưa hết, nếu như website đã từng SEO trước đó thì bạn cũng cần phải nắm bắt được:

Hệ thống thông tin về backlink, PBN (site, account đăng nhập, hosting)

Account đăng nhập các tài khoản mạng xã hội (Facebook. Youtube, Instagram,…)

Chân dung mục tiêu hướng tới của khách hàng.

Branding guideline và Editorial Guideline (tiêu chuẩn về content, branding đặc trưng của doanh nghiệp).

Bước 2: Audit kiểm tra website và đưa ra đề xuất 

Vì Audit kiểm tra là bước quan trọng trong quy trình SEO cơ bản để xác định “sức khỏe” của website rằng liệu website có lỗ hổng không? Thế nên, chúng ta phải tập trung kiểm tra các vấn đề sau:

Audit technical

Crawl/nofollow tag đã ổn chưa?

Đã có XML Sitemap chưa? Thông tin đầy đủ không?

File robot.txt có tồn tại?

Schema (website có khả năng chèn schema vào thẻ head hay không?)

Kiểm tra responsive code (các lỗi 301, 301 redirect, 404,…)

Meta tags có đầy đủ không? Có bị trùng lặp không? Có vượt quá ký tự cho phép không?

Tốc độ tải trang nhanh hay chậm? Và được bao nhiêu điểm xét trên công cụ Google PageSpeed Insight.

Phiên bản mobile của website có load nhanh hay không? Có AMP không?

Phân tích phiên bản quốc tế nếu là website đa ngôn ngữ.

HTTP đã được dịch chuẩn hay chưa? Https có bị chặn không?

Audit content


Kiểm tra website có đầy đủ các thông tin cơ bản như giới thiệu, sản phẩm, liên hệ, chính sách bảo mật,… chưa?

Nội dung có thu hút không? Có thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng không? (xét chỉ số đo lường trên công cụ Google Analytic như time on site, bounce rate).

Lọc và khắc phục nội dung bài viết. Các loại content cần khắc phục, gồm có:

Thin content – những nội dung mỏng, ngắn

Duplicate content – những nội dung có độ trùng lặp cao so với các site khác.

Content under-performance – những nội dung hay nhưng lại không phục vụ cho việc tăng trưởng lên top của web.

Audit onsite

Các lỗi về Canonical (liên quan đến phiên bản www, không www, https hay http chứa lỗi 301 redirect).

Các lỗi về keyword Cannibalization (nghĩa là có hai hoặc nhiều trang cùng tối ưu trên 1 từ khóa gây ra tình trạng website bị kìm hãm).

Cấu trúc website được tối ưu có khớp với thị hiếu của thị trường hay không?

Đường link URL có thân thiện với công cụ tìm kiếm hay không?

Internal link từ các trang chính sang những trang khác chưa? Menu có hiển thị nhiều internal link không?

Audit entity

Kiểm tra sự đồng nhất của các thông tin đăng ký trên các trang mạng xã hội với website như tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại.

Liên kết các tài khoản xã hội với website chưa?

Audit offpage


Để biết Profile backlink có đạt chất lượng hay không, thì hãy trả lời những câu hỏi sau:

Bài viết trên website có backlink liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty không?

Backlink từ các web có nhận được sự tin tưởng của Google không?

Backlink có đa dạng từ nhiều site hay không? Hay chỉ đơn giản từ một vài trang?

Trỏ link website có được traffic tốt không? Đã từng bị án phạt của Google chưa?

Sau khi kiểm tra xong, hãy lên kế hoạch và đề xuất hướng khắc phục cho các lỗi vừa tìm được để chất lượng SEO được tốt hơn.

Bước 3: Nghiên cứu từ khóa

Để nghiên cứu từ khóa thì các bạn có thể sử dụng các SEO tool sau để công việc được hiệu quả hơn, chẳng hạn như công cụ Google Keyword Planner, Keyword Explorer của Ahrefs, công cụ Keywordtool.io, công cụ Answer the Public.

Bước 4: Nhóm và phân tầng từ khóa

Chức năng chủ yếu của Parent topic trong công cụ Ahref là nhóm các keyword có cùng chủ đề, cùng mục đích tìm kiếm vào một nhóm để tối ưu. Đây cũng là một trong những bước quan trọng trong Quy trình SEO cập nhật mới nhất.

Khi nghiên cứu từ khóa cần lưu ý phân tầng chúng theo 2 dạng sau đây:

Trang sản phẩm (tối ưu theo cấu trúc Silo): Là dạng cấu trúc website chuyên sâu chia nội dung web thành các thư mục riêng biệt.

Trang blog (tối ưu theo cấu trúc Topic Cluster): Phần nội dung của bài viết sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng và thúc đẩy tổng thể website tăng thứ hạng.

Bước 5: Triển khai content giúp quy trình seo được thực hiện tốt nhất

Để triển khai content của một bài viết hiệu quả thì các bạn sẽ cần phải lưu tâm các vấn đề sau:

Outline content


Check 10 website đứng đầu trong kết quả tìm kiếm theo heading có chủ đề liên quan (nên kiểm tra tiếng Anh lẫn tiếng Việt).

Phân tích số lượng text cần thiết cho bài viết.

Phân tích mục đích tìm kiếm keyword đó của người dùng.

Kiểm tra các yếu tố format content (gồm gạch đầu dòng, bảng biểu, hình ảnh/ảnh gif minh họa, video)

Kiểm tra các yếu tố fact (sự thật) được đề cập trong bài viết.

Tiến hành outline content theo tiêu chuẩn nhằm giúp chất lượng content được tốt hơn cũng như khách hàng hứng thú hơn với cách trình bày của bài viết và ấn tượng hơn với website của bạn.

Draft nội dung

Nội dung bài viết khi triển khai cần đảm bảo các yếu tố:

Thể hiện đúng tinh thần của thương hiệu và đúng tông giọng và ngôi xưng.

Đúng chính tả, ngữ pháp.

Ngắn gọn, xúc tích và đi thẳng vào nội dung cần phân tích.

Thông tin cung cấp trong bài viết cần chính xác, dễ hiểu và thể hiện được trình độ chuyên môn của doanh nghiệp. Không viết lan man, dài dòng và lạc đề.

Bước 6: Tối ưu SEO onpage

Tối ưu SEO onpage gồm các kỹ thuật đặc trưng với mục đích tối ưu hóa website thân thiện với người dùng và công cụ Google bot. Có thể nói, đây là một trong những khâu quan trọng trong quá trình SEO hiệu quả, chuyên nghiệp mà bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào cũng cần phải thực hiện.

Hạng mục tối ưu SEO onpage có 2 mức độ: cơ bản và nâng cao.

Tối ưu SEO onpage cơ bản


Thẻ <title>, <H1>, <H2>,… <H6>

Readability (khả năng dễ đọc, dễ nhìn của bài viết)

Blockquotes

Alt hình ảnh

Keyword density (mật độ từ khóa xuất hiện trong bài)

Meta description

Chèn thêm các infographic, hình ảnh, video, bảng biểu minh họa để bài viết thêm chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn.

Tối ưu SEO onpage nâng cao

LSI và Semantic keyword (từ/cụm từ có ý nghĩa liên quan đến từ khóa; từ khóa đồng nghĩa)

Schema markup (đoạn code đưa vào website nhằm giúp các công cụ tìm kiếm trả lại thông tin kết quả cho người dùng nhanh hơn, nhiều hơn)

Phiên bản mobile dành cho website

Url bài viết

Thẻ <strong> keyword (mục đích nhấn mạnh)

Feature snippet (nếu có)

Liên kết Internal link

Table of content (mục lục)

Sử dụng phương thức “Easy Win Method”

Bước 7: Triển khai keyword traffic


Keyword Traffic là những từ khóa thuộc tầng 1-2 của phễu Marketing với mục đích cung cấp thông tin là chủ yếu nhưng lại có số lượng lớn người dùng tìm kiếm những keyword này.

Theo đó, kỹ thuật Expanded List Post có khả năng mở rộng nội dung và nhanh chóng nghiên cứu ra các keyword traffic. Đồng thời, có thể dễ dàng phân nhóm và định hình tầng cấu trúc blog cho website thông qua chức năng Parent Top của Ahref.

Bước 8: Tối ưu Entity

Tối ưu Entity bào gồm các nhiệm vụ như:

Triển khai IFTTT để tự động hóa hoạt động share/ đăng bài viết trên các trang mạng xã hội khi có bài viết mới publish.

Triển khai nội dung trang giới thiệu và tối ưu chúng (gồm sứ mệnh, tầm nhìn, đội ngũ, giá trị cốt lõi)

Thiết lập thêm các trang cần thiết và tối ưu đầy đủ (chính sách bảo mật, điều khoản bảo hành, trang liên hệ, trang đăng ký, tuyển dụng …).

Tối ưu website người đại diện thương hiệu (thông thường sẽ là CEO/Founder của công ty)

Lựa chọn và tối ưu từng loại schema sao cho phù hợp với từng trang web.

bàn hội trường hòa phát >> Chi tiết

Bên cạnh đó, cũng cần phải liên kết các trang MXH của doanh nghiệp lại với nhau để Google dễ dàng nhận diện được các trang này thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp của bạn và đồng nhất thông tin liên quan đến doanh nghiệp. 

Ngoài ra, thông tin trên Google My Business và Google Map của doanh nghiệp cũng cần phải cung cấp đầy đủ.

Bước 9: Triển khai Internal link

Như đã nói ở trên, thì Internal link được áp dụng theo hai cấu trúc chính là: 

Cấu trúc Silo dành cho trang sản phẩm dịch vụ

Cấu trúc Topic Cluster dành cho trang blog, tin tức

Một số lưu ý khi triển khai Internal link:


Anchor text quang trọng nên tự nhiên, đa dạng, tránh dùng quá nhiều keyword SEO để internal link cho các trang.

Nên internal link giữa hai trang sản phẩm và tin tức/blog có cùng chung chủ đề.

Xem xét hành vi tìm kiếm (search journey) của người dùng khi internal link.

Bước 10: Triển khai SEO offpage

SEO offpage đối với quy trình SEO khá là quan trọng, nó bao gồm backlink, social media và kỹ thuật server. Ở đây, các bạn cần phải biết:

Phân biệt backlink chất lượng và backlink không tốt.

Hiểu thế nào là backlink tốt, chất lượng và ảnh hưởng của nó tới công việc SEO.

Thời gian, công sức, tiền bạc cần đầu tư để có được những backlink chất lượng tới website của mình.

Backlink chất lượng mà chúng tôi muốn nói ở đây là những cái mà đã được lên top rồi và hiệu quả đạt được khá là cao.

Các bạn có thể hình dung thử là hai thương hiệu đối thủ cạnh tranh với nhau trong cùng một lĩnh vực. Website của bạn chỉ cần từ 50 – 70 backlink là đã được lên top rồi. Trong khi đó, đối thủ cần tới tận vài trăm backlink, thậm chí lên đến nghìn mới có thể lên top.

Như vậy, công sức bạn cần bỏ ra sẽ ít hơn, chi phí đầu tư cũng thấp hơn và không cần chờ đợi kết quả trong thời gian dài. Đây chính là biểu hiện của backlink chất lượng.

Để tìm kiếm các nguồn backlink chất lượng, các bạn có thể thông qua một số hình thức như: Guest Post, PR book báo, Mua gói link từ các nhà dịch vụ bán link, lấy link từ các trang blog comment hay forum.

Tiêu chuẩn của backlink chất lượng:


Backlink tìm kiếm là tốt nhất

Backlink có liên quan từ domain website với tỷ lệ cao

Backlink từ các bài viết có cùng chủ đề liên quan 

Điểm tỷ lệ Topical Trust Flow của Backlink phải cao

Backlink cần có tỷ lệ DR (Domain Authority) cao

Đặt backlink trong ngữ cảnh cụ thể, phù hợp (Contextual link)

Nội dung bài viết đặt backlink phải hay, đạt chất lượng (khiến người đọc tin tưởng, tò mò và click vào backlink của bạn)

Bài viết đặt backlink nên có external link ra các trang khác cùng lĩnh vực.

Sử dụng Anchor text phù hợp, tránh hiện tượng tối ưu hóa quá liều ảnh hưởng xấu tới kết quả SEO.

Luôn đa dạng IP khi xây dựng backlink về website

Bài viết đặt link nên có nhiều lượng người dùng truy cập.

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các thiết bị điện, chuyên kỹ thuật điện, thiết bị điện công nghiệp, kỹ thuật điện quận 7, kỹ thuật điện tphcm, kỹ thuật điện việt, thiết bị tự động công nghiệp, van điều khiển tuyến tính, đồng hồ nhiệt honeywell, shihlin, carlo gavazzi việt nam, can nhiệt pt100, k, relay kiếng, jack cắm, cảm biến siêu âm, bộ chuyển đổi tín hiệu, dây bù nhiệt, bộ hẹn giờ,...

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐIỆN VIỆT 

Địa chỉ: 160/57/36/1D Nguyễn Văn Quỳ, KP1, P. Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM

Liên hệ : Mr Tính' - 0938 567 902 (Zalo, Viber)

FB: https://www.facebook.com/kythuatdienviet

Email 1: nguyentinh@outlook.com - kythuatdienviet@gmail.com

Skype : tinhf4 

Website : https://kythuatdienviet.com/

TEAM HEYTv phát triển dịch vụ pr marketing online, quảng cáo website, video clip, content, quay phim, edit video animation...

Đăng nhận xét