Phát triển bởi Thiết kế web

Lấy số đo quần áo nữ may vải thun không bị bỏ mũi kỹ thuật chuẩn thơ lâu năm

Dù bạn là người mới bắt đầu học may hay là người đã thành thạo trong may vá thì việc tham khảo tài liệu về các mũi may tay thông thường sẽ không bao giờ là thừa đối với bạn. 

Bởi để có được một sản phẩm hoàn hảo, bạn không được phép thực hiện qua loa bất kỳ một công đoạn hay chi tiết nào dù là nhỏ nhất.

Mũi lược

Kỹ năng lấy số đo quần áo nữ may vải thun không bị bỏ mũi

Mô tả và công dụng

Mũi lược nhằm mục đích ổn định vị trí phần vải sắp may, có tính chất tạm thời, vì vậy bạn sẽ tháo bỏ chỉ lược đi sau khi sản phẩm may hoàn thành.

Mũi lược may dài và thưa, để giúp cho lần may chính thức được chính xác và nhanh chóng bạn chỉ cần may nhanh, không cần thiết phải may đẹp mắt và tỉ mỉ.

Cách thực hiện

Đầu tiên bạn bố trí các phần vải vào vị trí muốn may.

Tiếp đó tiến hành may lược trên vải: đường may từ trái sang phải, mũi kim ghim xuống vải cách xa nhau một khoảng chừng 0.5 đến 1 cm, kéo kim lên khỏi mặt vải sau khi may nhiều mũi cùng một lúc.

Đường may chính thức và đường may lược không trùng với nhau.

Yêu cầu kỹ thuật

Vì phần chỉ lược sẽ được tháo bỏ đi khi sản phẩm hoàn tất, do vậy mũi may không cần đều đẹp.

Phải giữ được chắc chắn các phần vải vào đúng vị trí muốn may khi may lược.

Mũi tới

Mô tả và công dụng

Mũi tới có các mũi may ngắn, đều đặn và cách khoảng, thường được sử dụng trong may nối.

Bề trái và bề mặt của mũi may giống hệt như nhau.

Cách thực hiện

May tương tự như mũi lược, tuy nhiên khoảng cách giữa các mũi chỉ rơi vào khoảng 1mm.

Yêu cầu kỹ thuật

Mũi may ngắn và đều đặn, đẹp mắt.

Đường may thẳng thớm, không bị nhăn vải.

Mũi đột khít

Mô tả và công dụng

Mũi đột khít khá bền chắc, có các mũi may liền cạnh nhau, do phải may từng mũi một nên khi thực hiện sẽ chậm hơn mũi tới.

Người ta thường sử dụng mũi đột khít trong may viền hoặc may nối.

Cách thực hiện

Ghim mũi kim xuống mặt vải theo thứ tự 1, 2, 3…; khoảng cách giữa 1-3 = 1mm = khoảng cách giữa 1-2.

Để không nhăn vải bạn cần chú ý kéo chỉ nhẹ nhàng, vừa phải.

Yêu cầu kỹ thuật

Không bị nhăn vải.

Các mũi may trên bề mặt vải ngắn và đều đặn, may thẳng hàng.

May đột thưa

Mô tả và công dụng

Thực hiện mũi đột thưa tương tự như đột khít, điểm khác biệt là các mũi may ở trên bề mặt cách rời nhau.

Người ta cũng thường ứng dụng mũi đột thưa trong may nối.

Cách thực hiện

Ghim mũi kim xuống vải theo thứ tự 1, 2, 3… nhưng khoảng cách 1-2 ngắn hơn khoảng cách 1-3.

Khoảng cách 1-3 = 2mm; Khoảng cách 1-2 = 1mm.

Yêu cầu kỹ thuật

Mũi may ngắn, cách khoảng đều nhau.

Vải không nhăn, đường may thẳng.

Mũi vắt

Mô tả và công dụng

Bạn có thể ứng dụng mũi may vắt khi may viền gấp mép ở lai áo quần hay cổ áo, các mũi may vắt ngang qua mép vải để dính xuống ống quần hoặc thân áo.

Cách thực hiện

Mép vải gấp vào vị trí muốn may, để ổn định vị trí mép vải bạn có thể may lược trước.

Đường gấp vải đặt hướng vào trong người.

May vắt theo chiều từ trái sang phải và thực hiện ở bề trái vải.

Đưa mũi kim lên ở vị trí 1 và thực hiện kéo kim lên khỏi mặt vải. Sau đó ghim mũi kim xuống vị trí 2, tiếp tục đẩy kim lên vị trí 3 cùng một lúc với vị trí 1′. Kéo kim lên khỏi vị trí 1′.

Tiến hành động tác ghim kim như vừa rồi.

Khoảng cách giữa 1-2 = 0.5 cm đến 1 cm; Khoảng cách 2-3 = 2 sợi chỉ vải.

Yêu cầu kỹ thuật

Không nhăn vải, các mũi may đều đặn.

Nên dùng chỉ cùng màu vải, các đường chỉ trên bề mặt vải thật nhỏ.

Mũi vắt hàng rào


Mô tả và công dụng

Khi sử dụng mũi vắt hàng rào, bề mặt chỉ thấy các mũi may nhỏ và thưa, còn các đường chỉ may ở bề trái vải liên kết với nhau như hàng rào. Kỹ thuật may này thường dùng để may viền gấp mép ống quần âu hoặc lai áo.

Cách thực hiện

Đầu tiên bạn thực hiện gấp mép vải và may lược. Sau đó may vắt hàng rào theo chiều từ trái sang phải. Ghim kim xuống từ 1 qua 2 và từ 3 qua 4.

Yêu cầu kỹ thuật

Ở bề mặt vải may nhuyễn và ngắn

Các khoảng cách đều đặn.

Mũi luôn

Mô tả và công dụng

Mũi luôn khá giống với mũi may tới, chỉ khác mũi thật thưa và nhỏ, được may luồn giữa hai lớp vải, chỉ lộ ra ở bề mặt. Để không thấy rõ đường may bạn nên dùng chỉ, nhuyễn cùng màu vải.

Mũi luôn thường được ứng dụng trong may viền tà áo, áo dài, lai áo bà ba...

Cách thực hiện

Thực hiện gấp miếng vải và may lược, đường may luôn và đường may lược không trùng với nhau.

May luôn bắt đầu từ bên tay phải, ở bề trái vải, may tương tự như may mũi tới nhưng đường may không lộ ra ngoài, mũi kim luồn bên trong mép vải gấp. Mũi may cách nhau khoảng chừng 3mm đến 5mm, nhỏ khoảng 1 hay 2 sợi chỉ vải.

Để vải không bị nhăn cần kéo chỉ vừa vải.

Yêu cầu kỹ thuật

Vải thẳng không nhăn

Mũi may đều và thẳng hàng. Đường may ở bề mặt vải không thấy rõ và thật nhỏ. Đường chỉ không lộ ra bề trái.

Các đường may, mũi khâu bằng tay cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn linh hoạt khi thiết kế trang phục cũng như tái chế, khắc phục quần áo bị hỏng rách mà không cần đến máy may. Chỉ với vài đường đơn giản bạn có thể dễ dàng biến đồ tưởng trừng bỏ đi thành trang phục đẹp mắt bằng mũi khâu cơ bản nhưng không kém phần tinh tế đâu nhé.

Chuẩn bị

Kim khâu

Chỉ màu

Vải thêu hoặc bất cứ vải gì hiện có.

Đường may tay cơ bản nhất

1 Mũi khâu lược

Mũi lược nhằm mục đích ổn định vị trí phần vải sắp may, có tính chất tạm thời. Vì vậy bạn sẽ tháo bỏ chỉ lược đi sau khi sản phẩm may hoàn thành. Mũi lược may dài và thưa, để giúp cho lần may chính thức được chính xác và nhanh chóng. Bạn chỉ cần may nhanh, không cần thiết phải may đẹp mắt và tỉ mỉ.

Đầu tiên bạn bố trí các phần vải vào vị trí muốn may.

Tiếp đó tiến hành may lược trên vải: đường may từ trái sang phải. Mũi tim ghim xuống vải cách xa nhau một khoảng chừng 0.5 đến 1 cm,

Kéo kim lên khỏi mặt vải sau khi may nhiều mũi cùng một lúc.

Đường may chính thức và đường may lược không trùng với nhau.

Mũi khâu tới

Mũi tới có các mũi may ngắn, đều đặn và cách khoảng, thường được sử dụng trong may nối. Bề trái và bề mặt của mũi may giống hệt như nhau.

May tương tự như mũi lược. Tuy nhiên khoảng cách giữa các mũi chỉ rơi vào khoảng 1 mm

Mũi may ngắn và đều đặn, đẹp mắt.

Đường may thẳng thớm, không bị nhăn vải.

Mũi đột khít

Mũi đột khít có các mũi may liền cạnh nhau, bền chắc. Và thực hiện chậm hơn mũi tới vì phải may từng mũi một. Thường được dùng trong kỹ thuật may nối hoặc may viền như viền bọc mép sản phẩm...

Các mũi kim ghim xuống mặt vải theo tứ tự 1,2,3... Các khoảng cách giữa mũi 1-2 bằng khoảng cách giữa 1-3 và bằng 1mm cho mỗi mũi may.

Nên nhớ kéo chỉ vừa phải để vải không bị nhăn.

Đường may thẳng hàng, các mũi may trên bề mặt vải ngắn và đều đặn.

Mũi khâu đột thưa

Kỹ thuật thực hiện giống mũi đột khít, tuy nhiên khoảng cách giữa các mũi rời nhau.

Ghim mũi kim xuống vải theo thứ tự 1, 2, 3... Nhưng khoảng cách 1-2 ngắn hơn khoảng cách 1-3.

Khoảng cách 1-3 = 2 mm; Khoảng cách 1-2 = 1 mm.

Mũi khâu vắt mí gấp mép

Mũi may gấp mép thường được dùng để vắt gấu quần, gấu áo, nẹp áo…

Gấp mép vải 2 lần, lược một đường thưa để vải nằm

Thực hiện ở bề trái vải, từ bên phải sang bên trái. Đâm kim lên sát mép vải gấp tại điểm (a)

Đâm kim xuống tại điểm (b) cách điểm (a) 0,5cm, đẩy kim lên tại điểm (c) và điểm (a’) cùng một lúc. Điểm (b) và điểm (c) cách nhau một canh chỉ vải.

Thực hiện cho đến hết đường may.

May vắt hàng rào

Thường dùng trong kỹ thuật vắt các loại hàng dày không gấp mép cho êm. Vắt gấp mép lai áo, nẹp áo, lai quần...

Gấp mép vải hai lần hoặc vắt sổ, lược một đường thưa để vải nằm.

Thực hiện vắt đường vắt từ trái sang phải thành các mũi chỉ đan chéo nhau ở bề trái vải. Ghim kim từ điểm 1 sang điểm 2 ở lớp vải trên và từ điểm 3 sang điểm 4 ở lớp vải dưới sát mép vải trên. Từ điểm 4 sang 5 là tương tự từ điểm 1.

Thực hiện cho đến hết đường may

Khâu luồn

Khâu luồn bắt một vòng của sợi trên bề mặt vải và kim được đưa trở lại mặt sau của vải ở một góc bên phải với điểm bắt đầu ban đầu của sợi.

Gấp mép vải hai lần, lược một đường thưa cho nếp vải nằm

Thực hiện ở bề trái cảu vải, bắt đầu từ bên tay phải sang bên trái.

Luồn kim vào bên trong mép và ỉ gấp, may mũi lược chìm.

Mũi may nhỏ khoảng 1-2 sợi chỉ vải và cách nhau khoảng 3-5mm.

Kỹ năng may và lấy số đo quần áo bằng thước dây sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn trang phục phù hợp với cơ thể từng người. 

Việc chọn size dựa trên số đo là những kiến thức cơ bản mà bạn cần biết để cắt may, chọn lựa quần áo thích hợp. Thậm chí bạn cũng có thể tự cắt may quần áo tại nhà thông qua các thông số đo đơn giản kể cả bạn không phải thợ may chuyên nghiệp. Cách tính và lấy số đo không quá khó vì đều có công thức cụ thể để áp dụng.

Kỹ năng lấy số đo quần áo nữ

Đo vòng cổ: quấn thước dây vòng quanh cổ, đo vòng quanh thân cổ, chèn thêm 1 ngón tay vào phía trong giữa cổ và thước khi đo.

Đo vòng ngực: quấn thước dây vòng qua ngực, đo chỗ kích thước lớn nhất.

Đo vòng eo: quấn thước dây qua eo, đo quanh vòng eo, chèn thêm 2 ngón tay vào phía trong giữa eo và thước khi đo.

Vòng mông: quấn thước dây vòng ngang mông, đo chỗ kích thước lớn nhất.

Chiều cao: đo từ bàn chân đến đỉnh đầu ở tư thế đứng thẳng.

Chiều rộng vai: Đo từ bờ vai này đến bờ vai kia.

Cách đo áo - đầm nữ

Đối với áo đầm bạn cần đo từ đỉnh vai, đi qua đỉnh ngực, xuống đến vị trí mà bạn cần thiết cho độ dài của áo đầm.

Cổ: Đo quanh chân cổ

Vai: Đo từ đầu vai này sang đầu vai bên kia

Dài tay: Đo từ đầu vai đến phần dài tay tùy thích

Ngực: Đo quanh vòng ngực chỗ lớn nhất

Hạ ngực: Đo từ chân cổ, vai đến đầu ngực

Eo: Đo quanh vòng eo chỗ nhỏ nhất (thắt eo)

Hạ eo: Đo từ chân cổ, vai đến phần ngang eo

Mông: Đo vòng quanh mông chỗ lớn nhất

Hạ mông (nếu may đầm ôm): Đo từ chân cổ, vai đến ngang mông

Chiều dài đầm (áo): Đo từ chân cổ, qua ngực xuống đến chiều dài ưng ý nhất

Kỹ năng lấy số đo quần cơ bản

Lưng quần: Đo quanh vòng lưng , thấp hơn eo (nếu mặc quần đáy ngắn)

Đáy quần: Luồn thước dây qua chân, một đầu thước dây ở ngay lưng quần phía trước, đầu kia ở lưng quần phía sau.

Mông: Đo vòng quanh mông chỗ lớn nhất

Bắp đùi: Đo chỗ lớn nhất của bắp đùi

Vòng gối: Đo quanh vòng đầu gối

Chiều dài gối: Đo từ lưng quần đến đầu gối

Chiều dài quần: Đo từ lưng quần đến chỗ nào tùy thích

Tại sao khi may vải thun dễ bỏ mũi?

Vấn đề ở kim may

Gắn kim sai quy cách, dùng sai kim là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến việc may vải thun bị bỏ mũi. Vấn đề này thường gặp ở những người mới bắt đầu học may, chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng máy may công nghiệp. Cụ thể như sau:

Dùng kim cùn, bị cong vênh hoặc bị tà mũi.

Chọn kim không phù hợp với loại vải thun được sử dụng. Cơ chế hoạt động của máy may cho phép may được nhiều chất liệu vải khác nhau. Chính vì vậy, kim máy may cũng được gia công nhiều size để phù hợp với chức năng này. 

Thông thường, khi may vải thun mỏng sẽ dùng kim từ số 9 đến số 11. Đối với chất vải dày hơn thì dùng kim từ số 14 trở đi. Nếu chọn kim không đúng size khi may rất dễ bỏ mũi, kim có thể bị cong, thậm chí nhăn vải, rách vải.

Gắn kim vào máy không đúng cách. Ngoài ra, cũng có thể là do chọn kim và mẫu đường thẳng không khớp nhau. Kim từ số 9 đến 11 sẽ chọn mẫu đường thẳng nằm ở phía bên trái chân vịt. Kim từ số 14 trở lên thì chọn mẫu đường thẳng nằm giữa chân vịt. Lựa chọn không phù hợp dễ khiến quá trình may gặp sự cố bỏ mũi.

Như vậy, để thuần thục cách may vải thun không bị bỏ mũi, hiểu rõ cách sử dụng kim là vô cùng cần thiết. 

Lệch ổ

Lệch ổ cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng may vải thun không ăn chỉ, bỏ mũi. Lỗi thường gặp ở vấn đề này là chỉnh ổ quá sát so với độ vát của kim hoặc chỉnh lệch khiến quy trình vận hành giữa kim và ổ thuyền không có sự ăn khớp.

Vấn đề ở chỉ may

Các vấn đề ở chỉ may sau đây nếu không được khắc phục thì cách may vải thun không bị bỏ mũi cũng không thể thực hiện:

Xỏ chỉ sai, đặc biệt là chỉ trên.

Độ căng của chỉ trên và dưới chưa thích hợp.

Sử dụng chỉ cũ,  kém chất lượng hoặc không phù hợp với loại vải thun đang may.

Các vấn đề khác của máy may

Một số vấn đề khác của máy may cũng có thể gây ra sự cố bỏ mũi:

Mặt nguyệt bị trầy xước hoặc bên dưới mặt nguyệt quá dơ.

Chân vịt được lắp quá lỏng. Bộ phận này sẽ tác động một lực vừa phải để vật liệu ép sát với đỉnh răng cưa, nhờ đó, chất liệu được cố định, không bị đẩy đi lệch hướng. Nếu chân vịt được lắp không chặt, vải thun có thế bị di chuyển khi mũi kim đi lên.  

Áp dụng cách may vải thun không bị bỏ mũi sao cho hiệu quả?

May vải thun bị bỏ mũi không chỉ khiến đường chỉ bị bung dễ dàng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng may của vải thun. Để khắc phục tình trạng này, cần thực hiện các giải pháp sau:

Khắc phục những nguyên nhân gây bỏ mũi

Điều chỉnh kim may

Nếu kim may bị cùn, cong veo thì thay ngay kim mới. Tránh sử dụng kim kém chất lượng vì rất dễ gãy, đường may cũng sẽ không đẹp. Lựa chọn kim đúng size, phù hợp với nguyên liệu may. Lưu ý, vải thun càng mỏng, chỉ số kim càng nhỏ và ngược lại.

Kiểm tra kim xem đã được lắp đúng cách chưa? Tiến hành lắp lại kim sao cho rãnh dài quay ra ngoài và đốc kim sát lên trên. Sau đó, kiểm tra độ sâu của trụ kim, tùy vào độ dày, mỏng của chất vải thun mà điều chỉnh cho thật phù hợp. Thông thường sẽ nằm ở vạch 2. Ngoài ra phải chọn size kim phù hợp với mẫu đường thẳng.

Điều chỉnh ổ

Đối với trường hợp lệch ổ thì người sử dụng nên kiểm tra kỹ lưỡng, đặc biệt là khoảng cách giữa ổ và kim may. Nếu không biết cách điều chỉnh hãy mang đến cửa hàng uy tín để sửa chữa và  khắc phục.

Điều chỉnh lại chỉ may

Xỏ lại chỉ cho đúng đồng thời chỉnh lại độ căng của chỉ trên và chỉ dưới sao cho phù hợp. Lựa chọn chỉ may chất lượng tốt, có tỷ lệ phù hợp với kim may. 

Cách để kiểm tra kim và chỉ đã phù hợp chưa: Thử luồn chỉ vào lỗ kim, giữ chặt chỉ ở góc 45 độ rồi trượt kim theo đường chỉ. Nếu kim bị vướng chỉ, nghĩa là kim bị nhỏ so với loại chỉ ấy. Lúc này, hãy chọn loại kim size lớn hơn và thử lại cho đến khi kim trượt ổn định là chuẩn.

Điều chỉnh các vấn đề khác

Thay mặt nguyệt mới và lau chùi sạch sẽ bên dưới mặt nguyệt. Điều chỉnh lại chân vịt sao cho chặt hơn, đồng thời phù hợp với vải thun cần may.

Luyện tập cách may vải thun không bị bỏ mũi thường xuyên

Các thợ may lành nghề thường áp dụng cách may vải thun không bị bỏ mũi sau đây: Sử dụng một tờ giấy mỏng lót phía dưới tấm vải thun cần may. Sau đó tiến hành may như bình thường. Đừng lo khi vải và giấy được may vào với nhau. Khi kết thúc đường may, chỉ giật lớp giấy ra một cách dễ dàng. Những mảnh giấy còn sót lại sẽ bị đánh bay sau một lần giặt.

Như vậy, sau khi đã điều chỉnh kim, ổ và chỉ may phù hợp, bạn chỉ cần luyện tập cách may trên đây thật nhiều lần. Sử dụng vải thun giá rẻ, vải vụn trước khi áp dụng trên vải thun cần may nhé.

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp thêm các dịch vụ liên quan như; may đồng phục giá rẻ, cung cấp đồng phục học sinh, đồng phục công sơ dành cho mọi đối tượng... Chúng tôi đơn vị thiết kế tạo m,ẫu đồng phục chuyên nghiệp dành cho các spa thẩm mỹ viện tại thành phố hồ chí minh và các tỉnh lân cận... dịch vụ may đồng phục spa nail xuất san các nước như vương quốc Anh, Mỹ... châu âu, châu Úc...

Công ty may đồng phục spa giá rẻ tại TPHCM. Chúng tôi có quy mô xưởng may lớn; đội ngũ công nhân may lành nghề; đặc biệt có bộ phận chuyên môn phụ trách kiểm định sản phẩm đầu cuối; đảm bảo các sản phẩm có độ hoàn chỉnh cao; đường may tỉ mỉ trước khi được bàn giao cho khách hàng...

Cảm ơn đã xem bài viết!

TEAM HEYTv phát triển dịch vụ pr marketing online, quảng cáo website, video clip, content, quay phim, edit video animation...

Đăng nhận xét