Chuyên mục
Bí Quyết Làm Đẹp

PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM TRONG PHẪU THUẬT THẨM MỸ

vo+cam+trong++phau+thu%E1%BA%ADt

Danh từ vô cảm (Anesthésie) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp Anesthésio nghĩa là “mất cảm giác”.Vô cảm là phương pháp sử dụng các kỹ thuật để làm cho cơ thể mất cảm giác tạm thời trong khi giải phẫu, để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn.

Danh từ vô cảm (Anesthésie) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp Anesthésio nghĩa là “mất cảm giác”.Vô cảm là phương pháp sử dụng các kỹ thuật để làm cho cơ thể mất cảm giác tạm thời trong khi giải phẫu, để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn, do vậy cuộc giải phẫu được thực hiện thuận lợi và an toàn. Tùy theo tính chất mức độ của cuộc giải phẫu và tình trạng bệnh nhân. Người ta có thể tiến hành các kỹ thuật để làm mất cảm giác ở các mực độ khác nhau.

Gây mê: là phương pháp vô cảm toàn thân. Bệnh nhân mất cảm giác toàn thân và mất cả tri thức
Gây tê: là phương pháp vô cảm từng vùng. Bệnh nhân chỉ mất cảm giác từng vùng cơ thể trong khi ý tbức bình thường, tỉnh táo.
Tuy nhiên, dù vô cảm ở mức độ nào cũng đều phải tuân thủ các bước như nhau trong qui trình thực hiện:
I. GÂY MÊ
Là phương gây tạo nên tình trạng vô cảm trên toàn thân áp dụng cho các cuộc phẫu thuật nặng trong thời gian dài.Trong suốt quá trình gây mê bệnh nhân mất ý thức, mất cảm giác và mất khả năng vận động. Gây mê đòi hỏi sự thực hiện kỹ thuật hoàn hảo và theo dõi chặt chẽ mọi thông số sinh lý của cơ thể bệnh nhân để đảm bảo cuộc gây mê và cuộc phẫu thuật diễn ra trong điều kiện an toàn tối đa, hiệu quả cao nhất.

A ) Các phương pháp gây mê:

  1. Gây mê nội khí quản: Đây là phương pháp phối hợp giữa việc sử dụng các loại thuốc mê với kỹ thuật đặc một ống thông mềm (ống nội khí quản) vào khí quản bệnh nhân qua đường miệng hay đường mũi để duy trì, kiểm soát đường hô hấp của bệnh nhân một cách hiệu quả và an toàn trong suốt quá trình phẫu thuật.
  2. Gây mê mặt nạ: Cũng là gây mê qua đường hô hấp nhưng bệnh nhân thở và hấp thụ thuốc mê qua một mặt nạ ở mũi miệng (không có ống thông vào khí quản).
  3. Gây mê tĩnh mạch: Là phương pháp gây mê toàn thân bằng cách đưa thuốc mê qua đường tĩnh mạch.
  4. Gây mê mạng hở: Bệnh nhân tự thở và hấp thụ thuốc mê qua một khung gạc hở.
B ) Các giai đoạn mê:
  1. Giai đoạn tiền mê: là bước chuẩn bị cho cuộc gây mê chính, bằng cách dùng thuốc và các liệu pháp tâm lý để chuẩn bị cho bệnh nhân có một trạng thái cơ thể tốt để có thể bắt đầu tiếp nhận cuộc gây mê chính một cách êm ái, thuận lợi (mê nhanh, êm, ít tai biến).
  2. Giai đoạn khởi mê: là giai đoạn bắt đầu từ khi cho thuốc vào cơ thể cho đến khi bệnh nhân mê đạt yêu cầu phẫu thuật.
  3. Giai đoạn duy trì mê: Trong giai đoạn này tiếp tục dùng thuốc mê để duy trì độ mê của bệnh nhân cho đến khi kết thúc cuộc phẫu thuật.
  4. Giai đoạn hồi tỉnh: Từ lúc ngưng sử dụng thuốc mê cho đến khi bệnh nhân tỉnh lại.
C ) Chuẩn bị gây mê:
  1. Chuyên viên vô cảm (có thể là bác sĩ gây mê hoặc kỹ thuật viên gây mê) phải tiếp xúc, khám xét bệnh nhân trước ít nhất 24 giờ để đánh giá đầy đủ chính xác thể trạng, sức khỏe bệnh nhân, tìm hiểu kỹ tiền sử cá nhân và gia đình về bệnh tật, các đặc điểm về sức khỏe, để từ đó xem xét dự liệu phương pháp và mức độ vô cảm phù hợp với bệnh nhântheo yêu cầu giải phẫu.
  2. Làm đầy đủ các thao tác thăm khám và các xét nghiệm y khoa cần thiết để phát hiện mọi vấn đề của cơ thể bệnh nhân, phát hiện kịp thời mọi yếu tố bệnh lý bất lợi để tránh và ngăn ngừa những biến chứng khi làm vô cảm và giải phẫu.
  3. Giúp bệnh nhân giải tỏa, loại trừ sự lo lắng, sợ sệt về cuộc giải phẫu để bình tĩnh cộng tác với nhân viên y tế một cách tốt nhất.
  4. Ngay trước khi gây tê, kiểm tra lại kỹ càng toàn diện sức khỏe bệnh nhân và hồ sơ y tế đảm bảo không sơ sót bất kỳ vấn đề gì.
  5. Trên cơ sở thăm xét nghiệm đầy đủ cho bệnh nhân và xem xét mục tiêu giải phẫu kết hợp với điều kiện thực tế về khả năng chuyên môn và trang thiết bị để lựa chọn phương án gây mê tốt nhất, an toàn và hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
II. GÂY TÊ
Đây là phương pháp vô cảm cục bộ từng vùng cơ thể theo yêu cầu phẩu thuật. Trong suốt quá trình gây tê và phẫu thuật bệnh nhân mất cảm giác đau tại vùng đó nhưng vẫn còn ý thức (bệnh nhân tỉnh táo).

A ) Gây tê tại chổ: Gồm các kỹ thuật:

  1. Gây tê bề mặt: bôi, xịt thuốc tê lên da hay niêm mạc.
  2. Gây tê từng lớp: bằng cách chích thuốc tê ngay tại vùng phẫu thuật theo từng lớp mô cơ thể theo các bước phẫu thuật.
  3. Gây tê theo đường thần kinh: Chích thuốc tê ngăn chặn các đường thần kinh đi đến vùng cần phẫu thuật. Gây tê tại chỗ áp dụng cho các cuộc giải phẫu nhẹ và ngắn về thời gian
  4. Thuốc tê được đưa vào ngay tại vùng giải phẫu với số lượng vừa đủ trong thời gian có hạn. Có thể đưa vào một hay nhiều lần tùy theo sự lựa chọn của bác sĩ để cuộc giải phẫu hiệu quả (không đau và hoàn toàn không gây hại). Gây tê tại chỗ có thể được tăng cường và phối hợp các thuốc khác để tăng hiệu quả khi cần thiết.
B ) Gây tê vùng:
Trong các trường hợp cần giải phẫu trên diện rộng hơn nếu gây tê tại chỗ sẽ phải đưa vào cơ thể một lượng thuốc lớn và trong thời gian dài, có thể có hại cho cơ thể mà lại khó đạt hiệu quả cao về vô cảm, nhưng lại chưa cẩn thiết áp dụng phương pháp gây mê toàn thân thì thường sử dụng phương pháo gây tê vùng. Đây là kỹ thuật gây tê dựa theo sự phân bố thần kinh ở từng vùng cơ thể. Gồm các kỹ thuật:

Gây tê đám rối: Chích thuốc tê vào ngay các đám rối thần kinh, nơi xuất phát các dây thần kinh đến vùng cần phẫu thuật.

Ví dụ: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay (tùng thần kinh) trong các phẫu thuật ở tay.

Gây tê tủy sống: Đưa thuốc tê vào khoảng chứa dịch nảo tủy, thuốc sẽ tác động lên tủy sống, làm tê liệt các rễ thần kinh chi phối vùng cơ thể cần phẫu thuật.
Ví dụ: gây tê tủy sống trong trường hợp hút mỡ bụng, eo đùi hoặc trong các phẫu thuật ở chi dưới…

Gây tê ngoài màng cứng: chích thuốc tê vào khoang màng cứng để thuốc là tê liệt các rễ thần kinh xuất phát tại vùng đó đi đến vùng cần phẫu thuật.
Ngày nay, sự phát triển của các thiết bị y tế hiện đại cho phép theo dõi tức thì và chính xác mọi chỉ số về sức khỏe của bệnh nhân bằng các máy móc hiện đại (mát tự động theo dõi và báo về chỉ số mạch, huyết áp, áp lực oxy trong máu, điện sinh, các thông số hô hấp…).

Máy cũng báo động lập tức và chính xác cho người theo dõi khi có bất kỳ một thay đổi hay trục trặc nào ở giới hạn có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của bệnh nhân. Các thiết bị này cũng được sử dụng để theo dõi tình trang bệnh nhân sau cuộc mổ tại phòng hồi sức cho đến khi bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.

III. THEO DÕI SĂN SÓC SAU GÂY MÊ, GÂY TÊ

Phương pháp vô cảm trong phẫu thuật thẩm mỹ - Thẩm mỹ viện Ngọc Dung,Tham my vien,lam dep,hut mo khong phau thuat,cham soc da,phun xam tham my,tham my,dao tao tham my,phun xam,hut mo,lam dep da,tham my vien,cham soc sac dep,giai phau tham myViệc theo dõi bệnh nhân sau gây tê, nhất là sau gây mê phải được thực hiện sát sao, đầy đủ, thường xuyên bởi các bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê và điều dưỡng thuộc chuyên khoa gây mê hồi sức, để đảm bảo bênh nhân phục hồi nhanh chóng và an toàn sau mổ, ngăn ngừa và xử lý kịp thời mọi bất thường có thể xảy ra. Bệnh nhân có thể bị nôn ói sau cuộc gây tê hay gây mê. Đây là biến chứng có thể ảnh hưởng của thuốc mê trên bệnh nhân, không gây nguy hại gì nhưng sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, lo âu.

Hiện tượng này sẽ hết dần sau vài giờ. Tuy nhiên do có nhiều tiến bộ trong kỹ thuật gây mê và điều chế thuốc, ngày nay hiện tượng nôn ói sau khi gây mê cũng như các biến chứng khác do ảnh hưởng của thuốc mê đã được ngăn ngừa, loại trừ tối đa và nếu có thì cũng ở mức độ nhẹ, dễ dàng khắc phục. Bệnh nhân có thể bị đau rát nhẹ và khó chịu ở cổ họng sau khi gây mê, hiện tượng này sẽ hết dần sau 1-2 ngày.

Khi gây mê nội khí quản có thể gây chấn thương răng miệng do thao tác kỹ thuật thiếu chính xác, nhưng thực tế việc này rất hiếm gặp. Bệnh nhân có thể bị rối loạn nhẹ về ý thức, trí nhớ sau gây mê. Việc này sẽ trở lại bình thường sau vài giờ.
Trường hợp cần thiết nên duy trì đường truyền dịch sau mổ và theo dõi sát sao đề phòng các tai biến do truyền dịch.
Thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm chỉ cho người bệnh dùng ở mức cần thiết, không nên dùng có tính chất bao vây, lạm dụng hoặc có tính chất động viên an ủi, sẽ gây hậu quả không tốt về lâu dài cho bệnh nhân.
Một nguyên tắc cần lưu ý: Với các trường hợp giải phẫu thẩm mỹ, vì không phải là trường hợp bệnh lý thúc bách nên phải cẩn thận khám và xem xét kỹ để lựa chọn kỹ thuật vô cảm nào phù hợp nhất với phương châm an toàn là trên hết.
IV. CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNNG TRONG GÂY TÊ VÀ GÂY MÊ
Có nhiều vấn đề bất thường có thể xảy ra trong quá trình gây mê, gây tê. Ở đây chỉ đề cập đến một số tai biến và biến chứng thường gặp.

A ) Trong gây mê nội khí quản:

  1. Gây kích thích tại chỗ vùng họng, hầu, thanh quản khi đặt hay khi rút ống nội khi quản. Có thể gây nguy hiểm nếu gây co thắt thanh quản.
  2. Kích thích buồn nôn, ói là trào ngược các chất từ dạ dày và đường thở.
  3. Làm tổn thương răng miệng khi đặt hay rút ống.
  4. Tổn thương dây thanh đới khi đặt ống thông
  5. Ống nội khí quản có thể gây viêm nhiễm, chấn thương, phù nề thanh quản
  6. Đặt ống thông vào thực quản, rất nguy hiểm.
  7. Đặt ống sâu quá vào phế quản có thể gây xẹp phổi.
  8. Ống thông bị tắc bất thường trong quá trình gây mê.
  9. Gây mê không đạt độ mê sâu cần thiết hoặc không duy trì tốt quá trình mê trong khi phẫu thuật.
  10. Ngộ độc thuốc mê do quá liều tác động đến thần kinh trung ương có thể gây trụy tim mạch.
  11. Rút ống sớm quá khi bệnh nhân chưa ổn định mạch, huyết áp và nhịp thở chưa ổn định, đều đặn, bình thường và các phản xạ mi mắt, phản xạ hầu thanh quản chưa trở lại bình thường.
  12. Rút ống trễ quá khi bệnh nhân đã tỉnh sẽ gây kích thích khó chịu và có thể gây những phản xạ nguy hiểm.
B ) Trong gây tê:

Vì bệnh nhân tỉnh táo nến có thể sợ hãi, lo lắng. Nếu quá sợ có thể gây những phản ứng bất lợi , thậm chí phải dừng cuộc mổ.
Sử dụng một lượng thuốc mê quá nhiều hoặc dùng trong thời gian dài sẽ gây những tai biến nguy hiểm như rối loạn hô hấp, trụy tim mạch.v.v…
Phản ứng dị ứng với thuốc tê (shock phản vệ): Phản ứng này hiếm gặp nhưng nếu có thì rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạnh bệnh nhân.
Do đó, khi sử dụng phương pháp gây tê phải hỏi thật kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân, nhất là những lần sử dụng thuốc tê trước đó và phải thử phản ứng thuốc trước khi dùng.
Việc thử phản ứng thuốc và hỏi tiền sử cũng chỉ là để tham khảo chứ không đảm bảo được việc sử dụng thuốc tê là an toàn hay không. Vì vậy trong các trường hợp gây tê, luôn phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu và sẵn sàng về mặt chuyên môn để khi kịp thời xử lý chính xác các tình huống bất thường xảy ra, đảm bảo thành công cho cuộc phẫu thuật và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

Đặc biệt khi gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có thể xảy ra một số tai biến khá nguy hiểm nên cần lưu ý:
Phải đảm bảo tuyệt đối vô trùng khi thao tác vỉ nếu để xảy ra nhiễm trùng sẽ có thể gây abces ngoài màng cứng hoặc abces tủy sống và viêm màng não dẫn đến hậu quả rất nặng nề.
Khi gây tê ngoài màng cứng nếu chọc thủng màng cứng, thuốc tê sẽ vào khoảng dưới những tác dụng lên toàn bộ tủy sống có thể gây liệt hô hấp và tụt huyết áp, ngừng tim, đe dọa tính mạng.
Khi gây tê tủy sống cũng có thể một số tai biến khác như buồn nôn, hạ huyết áp, … mà nguy hiểm nhất là bị tê toàn bộ tủy sống do dùng thuốc quá liều gây nguy hiểm đến tính mạng do liệt hô hấp và trụy tim mạch. Ngoài ra cón có thể để lại một vài di chứng như dau đầu, đau cột sống.v.v…

Lưu ý
Các khách hàng bệnh nhân của giải phẫu thẩm mỹ thường có một băn khoăn lo lắng rằng gây mê sẽ làm giảm trí nhớ, thậm chí gây mê nhiều lần sẽ làm mất trí nhớ.
Thực tế chưa có một tài liệu nào nói rằng gây mê sẽ làm giảm trí nhớ. Phải chấp nhận rằng một cuộc gây mê nếu được lựa chọn đúng phương pháp.
Kỹ thuật thực hiện chính xác, liều thuốc dùng hợp lý, quá trình mê diễn ra bình thường không xảy ra bất kỳ tai biến nào và đồng thời cuộc giải phẫu cũng kết thúc tốt đẹp và sau đó bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, thuận lợi thì sẽ không gây bất cứ tổn thương nào cho não và cho hoạt động thần kinh trung ương. Có nghĩa là một cuộc gây mê tốt sẽ không có ảnh hưởng xấu gì đến trí nhớ của bệnh nhân.